Đoàn kết và khát vọng, cội nguồn sức mạnh

16:02 | 24/08/2018
Vừa qua, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin -Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi gặp mặt hơn 100 người trẻ tiêu biểu ở nước ngoài nhân sự kiện  “Chương trình kết nối Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam” diễn ra từ ngày 18/8 đến 24/8.
doan ket va khat vong coi nguon suc manh Hà Nội vững bước đi lên với hào khí Cách mạng tháng Tám
doan ket va khat vong coi nguon suc manh Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, xây dựng Thủ đô phát triển
doan ket va khat vong coi nguon suc manh Làm nên “Cách mạng tháng Tám” trong kỷ nguyên 4.0
doan ket va khat vong coi nguon suc manh

Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám bất diệt (ảnh tư liệu)

Tại cuộc gặp rất cởi mở này, nhiều ý kiến các bạn trẻ với tư cách là nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quản lý... khiến chúng ta không khỏi nghĩ suy. Một đại biểu trẻ đặt câu hỏi: “Chín năm trước, các giáo sư tại Đại học Harvard (Mỹ) khi đặt vấn đề về sự thành công của Viettel, nếu phân tích theo góc độ quản trị công ty thì không thể lý giải được nguyên nhân thành công đó. Sau quá trình tìm hiểu kỹ giai đoạn thành công của Viettel, cũng như nghe ông Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Gia Bình (Chủ tịch FPT) trao đổi hôm nay, tôi nhận ra một yếu tố quan trọng làm nên thành công của Viettel, đó là phát huy giá trị lớn nhất của người Việt: Tố chất thời chiến. Khi Việt Nam trong giai đoạn thời chiến thì chưa bao giờ thua bất kỳ ai”. Đại biểu trẻ này, phân tích thêm: “Trong chiến tranh thì mọi người sẵn sàng dỡ nhà làm chiến lũy, nhưng khi thời bình thì không ai muốn mất nửa viên gạch. Hiện tại ông Nguyễn Mạnh Hùng đã rời Viettel để đảm nhận vị trí quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông (TTTT). Vậy làm thế nào để Bộ TTTT, với vai trò tuyên truyền truyền, tạo nên cảm hứng cho người Việt, đặt ra “môi trường thời chiến” về công nghệ để đưa Việt Nam phát triển?”.

Phải thừa nhận, đối với một người trẻ sống xa quê hương, lại có câu hỏi sắc, bao quát như vậy chứng tỏ ngoài kiến thức chuyên môn, bạn trẻ này “nghiền” lịch sử nước nhà rất kỹ. Và sự phản biện đó rất biện chứng. Nhìn lại lịch sử đất nước trong quá khứ, chúng ta rất tự hào về trang sử mà Tổ tiên để lại. Trên bình diện thế giới, chưa có dân tộc nào thế kỷ XIII đánh thắng được quân Nguyên Mông hùng mạnh, nhưng đến bờ cõi Đại Việt chúng đã bị chúng ta đánh bại; Trong thế kỷ XX, Việt Nam cũng là dân tộc đánh bại ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, làm khích lệ tinh thần các dân tộc khác đứng lên giải phóng... Rồi cũng Việt Nam là quốc gia duy nhất đánh bại sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Hà Nội những ngày mùa Đông năm 1972 là minh chứng sống động.

Có được những chiến thắng vẻ vang đó, ngoài sự lãnh đạo anh minh các Vua; sau này là Đảng, là Bác Hồ kính yêu còn là sự đồng tâm hiệp lực của cả dân tộc; của tất cả mọi người trên nền khát vọng “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nói một cách ngắn gọn, khi có chiến tranh, Tổ quốc là số một. Mọi người là một thể thống nhất quyết tử để bảo vệ Giang sơn. Tuy nhiên, như nhận xét của một số chuyên gia, cũng như bạn trẻ nhận xét ở trê bước sang thời bình, tính cộng đồng lại giảm xuống rất thấp, cái tôi cá nhân lại lớn lên. Vì thế, đất nước vẫn chưa thể mạnh giàu. Nói về sự đoàn kết, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh từng nhận xét: “Nếu một người Việt so với một người Nhật thì chúng ta hơn. Song chụm lại mười người Việt so với mười người Nhật thì chúng ta lại không bằng”. Điều này chứng tỏ tính gắn kết, sự tự tôn dân tộc trong thời bình của thế hệ trẻ vẫn không thể so với tinh thần thời chiến.

Nói về tinh thần yêu nước thời bình, một chuyên gia kể cho tôi từng nghe, những năm 1998 của thế kỷ trước, trong lúc nền tài chính khu vực châu Á lâm vào khủng hoảng, để cứu nền kinh tế, NH Trung ương Nhật đã quyết định hạ lãi suất cho vay. Người dân nước này ùn ùn kéo đến ngân hàng gửi tiền mục đích nhằm cùng Chính phủ vượt qua cơn bão tài chính. Ở ta, khi ngân hàng hạ lãi suất thì người dân đến ngân hàng rút tiền, đầu tư vào những lĩnh vực khác nhằm sinh lời.

Hay ngay tại Hàn Quốc, đề trở thành một quốc gia phát triển như hôm nay, ngay trong nhà trường họ đã dạy cho học sinh tình yêu dân tộc chảy tràn trong huyết quản một cách mãnh liệt. Chính vì thế, dù toàn cầu hóa, dù Hàn Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngày nay giới trẻ Hàn vẫn rất yêu sản phẩm của Hàn sản xuất. Còn bản thân nước Hàn chỉ mất chưa đến 20 năm đưa đất nước tiêu điều từ cuộc chiến tranh, thành con hổ châu Á những năm 80 của thế kỷ trước. Và nay Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu về công nghệ thông tin.

Dẫn chứng điều này không phải để so sánh, mọi so sánh đều là khập khiễng. mà mục đích chỉ muốn nói, muốn thành công phải có sự đoàn kết và kết dính của cả cộng đồng .

doan ket va khat vong coi nguon suc manh

Xây dựng Thô và đất nước giàu mạnh trong kỷ nguyên cách mạng 4.0 (ảnh minh họa)

Thế giới đã bước sang giai đoạn phát triển công nghệ lần thứ 4 (gọi tắt cách mạng 4.0), nhìn lại chúng ta đang tụt hậu khá xa. Và để đón nhịp cách mạng 4.0 đưa đất nước phát triển, không còn cách nào khác phải học cách đi tắt, đón đầu. Song để đi tắt, đón đầu thành công, để đưa đất nước phát triển, để tạo “cuộc chiến thời bình” mấu chốt quan trọng ngoài sự đoàn kết phải có sự khát vọng. Và một lần nữa, câu trả lời bạn trẻ của quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đủ để gợi mở một số điều: “Để đặt ra một tình huống giống như chiến tranh nhằm tạo động lực phát triển thì cần phải có khát vọng. Cần phải tạo nên khát vọng để mỗi người Việt Nam đều mong muốn đất nước phát triển đột phá về công nghệ”.

L. Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này