Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non vùng khó khăn

15:19 | 24/07/2018
Ngày 24/7, tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai và Đại sứ quán New Zealand tổ chức Hội thảo tổng kết dự án Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Gia Lai cấp quốc gia tại Thành phố Hà Nội.
nang cao chat luong giao duc mam non vung kho khan Hoàn thiện chính sách thúc đẩy xã hội hóa giáo dục mầm non
nang cao chat luong giao duc mam non vung kho khan Tạo cơ hội việc làm bền vững, cộng đồng an toàn cho lao động nhập cư
nang cao chat luong giao duc mam non vung kho khan Hãy giữ lại tuổi thơ cho con
nang cao chat luong giao duc mam non vung kho khan Hưởng lợi từ Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện

Dự án Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Gia Lai, được triển khai từ năm 2012 – 2018 bởi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai, Plan International Việt Nam và Chương trình viện trợ New Zealand.

nang cao chat luong giao duc mam non vung kho khan
Tại hội thảo, các đại biểu đều nhất trí đánh giá, dự án Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Gia Lai trong 6 năm triển khai đã tác động tới gần 162.000 trẻ em, 10.000 giáo viên/cán bộ quản lý các trường Mầm non và Tiểu học. Ảnh: Đinh Luyện

Với nguồn tài trợ là 7,2 triệu USD, mục tiêu tổng thể của dự án là đạt được nâng cao và phát triển giáo dục cho trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi 0 - 8. Trong 6 năm triển khai, dự án đã tác động tới gần 162.000 trẻ em, 10.000 giáo viên/cán bộ quản lý các trường Mầm non và Tiểu học cùng các gia đình và cộng đồng.

Đánh giá về những kết quả dự án mang lại, bà Wendy Matthews, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết, dự án đã và đang cho thấy rõ nhất những cải thiện liên quan đến giáo dục.

Hiện 90% các cha mẹ đã biết phương pháp nuôi dạy tích cực cho trẻ từ 0 - 3 tuổi. Đây là nhờ sự phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai trong việc thiết lập chương trình tập huấn dành cho cha mẹ, có khả năng thực hiện kể cả ở những cộng đồng bị cô lập nhất.

Ngoài ra, 18 trường mầm non đã được xây dựng, cùng với sự tham gia của hộ gia đình đã giúp cho tỷ lệ nhập học tại các trường mầm non tăng từ 65% lên 98%;

nang cao chat luong giao duc mam non vung kho khan
Dự án góp phần thay đổi tích cực phương pháp giáo dục con của các bậc phụ huynh. Ảnh: Minh Vũ

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, từ những nền tảng này, trẻ em sẽ có bước đệm giáo dục tốt hơn khi chuyển tiếp lên tiểu học.

Dễ thấy nhất là những kết quả học tập trong các môn Toán học và Văn học đã được cải thiện đáng kể. “Đây không chỉ là những con số, đây là những bước tiến thực thụ mà chúng ta thấy trong cuộc sống của các em.

Chúng ta có được sự thành công này là bởi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai và tổ chức Plan International Việt Nam đã thiết lập bộ công cụ tập huấn kĩ năng phát triển trẻ rất thiết thực dành cho các cha mẹ và giáo viên trên địa bàn. New Zealand thật tự hào vì đã hỗ trợ dự án này, và có thể được thấy và chia sẻ thành tựu dự án với các các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương trên khắp Việt Nam” - bà Wendy Matthews chia sẻ.

nang cao chat luong giao duc mam non vung kho khan
Theo tổng kết từ dự án, 18 trường mầm non đã được xây dựng, cùng với sự tham gia của hộ gia đình đã giúp cho tỷ lệ nhập học tại các trường mầm non tăng từ 65% lên 98%. Ảnh: Minh Vũ

Phát biểu tại hội thảo về những kết quả của dự án, bà Phạm Thu Ba, Quyền Giám đốc Quốc gia Tổ chức Plan International Việt Nam cho biết, mọi trẻ em cần có cơ hội phát triển trong một môi trường phù hợp nhất.

Mọi trẻ cần được tiếp cận cơ hội học tập và chăm sóc ngay từ những năm đầu đời. “Tôi tin tưởng vào những thành công của tỉnh Gia Lai và Plan International Việt Nam chúng tôi tự hào rằng mình đã góp phần tạo nên những thành công đó” - bà Phạm Thu Ba cho biết.

Dự án “Phát triển trẻ thơ toàn diện tại tỉnh Gia Lai” bao gồm bốn nền tảng tiếp cận chính như: Cải thiện điều kiện phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt từ những ngày đầu tiên (trẻ từ độ tuổi 0-3), thông qua các hỗ trợ nâng cao dựa vào cộng đồng và các sáng kiến phát triển trẻ thơ tại vùng dự án;

Tất cả trẻ em từ độ tuổi 3-5 có quyền tiếp cận tới các cơ hội học tập chính thức/không chính thức có chất lượng và phù hợp với văn hóa bản địa, thông qua chương trình hỗ trợ các em sẵn sàng tới trường khi đạt 5 tuổi;

Cải thiện quá trình chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học cho trẻ em dân tộc thiểu số độ tuổi 6-8, thông qua môi trường học tập khuyến khích sự phát triển và các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp; Đưa phát triển trẻ thơ vào các chính sách giáo dục – đào tạo hiệu quả, xây dựng trên minh chứng từ thực tế, phối hợp đa ngành và toàn diện.

Đinh Luyện

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này