Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống:

Khó khăn do vướng giải phóng mặt bằng

17:25 | 17/07/2018
Nhà máy Nước mặt Sông Đuống là dự án trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Đến nay, dự án đang gấp rút thi công xây dựng các hạng mục, dự kiến chạy thử, xúc xả từ tháng 9/2018 và phát nước thương mại chính thức vào ngày 10/10/2018. Tuy nhiên, công trình hiện vẫn vướng mặt bằng thi công, do đó rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành giúp chủ đầu tư đảm bảo tiến độ và công suất hoạt động.
tin nhap 20180717093357 ​Hà Nội: Hiện có hơn 300 dự án triển khai chậm tiến độ
tin nhap 20180717093357 Sớm giải phóng mặt bằng để khởi công
tin nhap 20180717093357
Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đang gấp rút hoàn thành để đảm bảo tiến độ

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, nhu cầu nước sạch trở thành cấp thiết đối với các khu vực phát triển, đô thị hóa nhanh, đặc biệt là một số huyện ngoại thành có tốc độ tăng dân số trên 10%. Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Thành phố đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nguồn đang triển khai thực hiện; đồng thời xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án phát triển mạng lưới cấp nước cho các xã chưa có hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn nhằm hoàn thành mục tiêu 100% người dân Thủ đô sẽ được sử dụng nước sạch vào năm 2020.

Trong đó, Dự án nhà máy Nước mặt Sông Đuống do Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống được xem là một trong những dự án trọng điểm của Thành phố nhằm cung cấp nước sạch cho các khu vực quận Long Biên, huyện Gia Lâm, huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn và các khu đô thị, công nghiệp trên đường 179; khu vực phía Nam Hà Nội, các quận quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, Thường Tín và huyện Phú Xuyên; các khu vực thiếu nước và các vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên…

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng (tương đương 225 triệu Đô la Mỹ), bao gồm 2 hợp phần chính gồm Công trình thu – trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 61,5 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm) và tuyến ống truyền dẫn nước sạch dài 76km phân bố trên huyện Gia Lâm; Long Biên; Sóc Sơn; Đông Anh; Hoàng Mai, Thanh Trì và khu vực Hưng Yên.

Theo quy hoạch và kế hoạch mở rộng Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đến năm 2020 sẽ đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm, chia thành hai kỳ đầu tư: Kỳ 1 đến năm 2018, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 150.000 m3/ ngày đêm và kỳ 2 đến năm 2020, vận hành kinh doanh nước sạch với công suất 300.000 m3/ ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, Dự án sẽ mở rộng và phát triển công suất đến năm 2030 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, tầm nhìn đến năm 2050 Quy mô công suất 900.000 m3/ ngày đêm.

Theo kế hoạch, đúng dịp Kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/2018, Dự án sẽ chính thức phát nước thương mại. Tuy nhiên, trong buổi khảo sát thực tế của đoàn báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Đỗ Văn Định, Giám đốc Dự án nhà máy nước mặt sông Đuống cho biết: Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống đã nhận được sự tạo điều kiện rất thuận lợi từ TP Hà Nội, nhất là khâu giải phóng mặt bằng, chỉ trong thời gian ngắn, Công ty đã có hơn 60ha đất sạch để triển khai các hạng mục quan trọng của dự án.

Song ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng ở khu vực liên quan đến việc lắp đặt đường ống dẫn nước. Việc chậm giải tỏa mặt bằng ở huyện Gia Lâm cũng không ảnh hưởng gì đến việc phát nước ngày 10/10 vì chúng tôi có 2 nhánh tuyến phát nước nhưng sẽ không đảm bảo 100% công suất của nhà máy.

Nguyễn Công

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này