Nên nhìn nhận sự việc trao nhầm con ở góc độ nhân văn

12:45 | 14/07/2018
Liên quan đến sự việc hy hữu trao nhầm con tại Bệnh viện Đa Khoa Ba Vì (Hà Nội) 6 năm về trước, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang cho rằng không chỉ ở chuyện xử lý pháp luật, tiền bạc mà nên nhìn nhận sự việc dưới góc độ nhân văn. 
nen nhin nhan su viec trao nham con o goc do nhan van Sẵn sàng nhận cháu bé bị trao nhầm làm con nuôi
nen nhin nhan su viec trao nham con o goc do nhan van Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý nghiệm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan
nen nhin nhan su viec trao nham con o goc do nhan van Người mẹ sút gần 10 kg sau khi biết bị trao nhầm con

Theo ông Nguyễn Huy Quang, bất kể vụ giao nhầm con nào tại các bệnh viện từ trước đến nay, kể cả tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đều là những trường hợp hy hữu, không may xảy ra.

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận sự việc xảy ra tại huyện Ba Vì là do ê kíp ngày đỡ sinh hôm đó đã thực hiện không đúng quy định. Nói một cách khác, có cá nhân làm ẩu nên đã dẫn tới sự nhầm lẫn đáng tiếc đó. Nếu sự nhầm lẫn được phát hiện trong ngày một, ngày hai thì sự việc không phát triển thành vấn đề phức tạp. Nhưng ở đây, vụ việc đã xảy ra đến 6 năm.

nen nhin nhan su viec trao nham con o goc do nhan van
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế (Ảnh: Minh Khuê).

"Chỉ cần nghĩ đến việc, chúng ta chăm sóc một đứa bé từ ngày lọt lòng, nuôi con ăn học, đến một ngày xét nghiệm ADN khẳng định không phải con ruột của mình, điều đó vô cùng ám ảnh những người làm cha làm mẹ"- ông Quang nói

Hiện nay, dư luận đang dấy lên chiều hướng cần quy trách nhiệm, có quy định bồi thường, trong đó là bồi thường tổn thất về mặt tinh thần cho các gia đình. Là chuyên gia pháp chế ngành y, ông Quang cho rằng, vụ việc nhầm con 6 năm chúng ta đang nhắc tới, quả thật là một vấn đề hết sức đau lòng cho cả hai gia đình.

Bởi khi nhận ra con mình nuôi không phải ruột thịt, có gia đình vì con không giống cha mẹ sinh ra nên xảy ra cãi vã, ly hôn. Đáng lo ngại, trẻ bị trao nhầm có chấp nhận cha mẹ mới và ngược lại, người cha, mẹ có chấp nhận đứa con mới mà thực tế đó mới là con ruột của mình? Vì lối sống, thói quen, cách nuôi dạy ở mỗi gia đình khác nhau.

Ông Quang phân tích: "Trẻ thơ không biết thế nào là huyết thống, ngay từ khi bé cất tiếng khóc chào đời, bé chỉ biết mẹ là người cho bé bú, chăm bé mỗi ngày. Trẻ sẽ cất tiếng gọi mẹ với người đã chăm bẵm bé từ thuở lọt lòng như một phản xạ của bản năng và tiếng nói ấy theo thời gian sẽ là nhận thức về tình thương yêu của mẹ dành cho bé. Bởi vậy, không dễ gì thay đổi nhanh chóng bằng cách trao ngay trẻ cho một cặp cha mẹ mới, dù đó mới là cha mẹ thật sự".

Vụ trưởng Vụ pháp chế cũng nhận định, giá như nó chỉ là thiệt hại về vật chất, có lẽ tất cả đã dễ dàng xử lý hơn. Nói lại, ê kíp ngày trực sinh hôm đó sai về quy trình chuyên môn nhưng với việc xử lý hậu quả của việc trao nhầm con này, pháp luật chưa có quy định cụ thể như bồi thường ra sao, bồi thường như thế nào.

"Nếu trong việc này, kể cả một câu xin lỗi của kíp trực cũng nên được ghi nhận. Thế nên tôi nghĩ, trong vụ việc này, xử lý về mặt hành chính với kíp trực là đúng. Như việc Bệnh viện Đa khoa Ba Vì đã tiến hành kỷ luật hai nữ hộ sinh liên quan trong việc giao nhầm con", ông Quang cho biết.

Liên quan đến vấn đề bồi thường, tiền bạc, nếu xét về pháp luật, hiện có các mức bồi thường khác nhau, được pháp luật quy định. Trong đó, nếu các bên không thể thoả thuận sẽ phải ra toà, tại đây, toà án sẽ xem xét mức thiệt hại và ra mức bồi thường cụ thể.

Song theo ông Quang, điều quan trọng lúc này và có lẽ là vì tương lai con trẻ, hãy tôn trọng theo nguyện vọng của trẻ theo đúng Luật Trẻ em, theo tính chất đạo đức xã hội để thấy mọi việc đơn giản hơn. Làm sao để các bé dù có ở đâu cũng luôn nhận được tình yêu thương đùm bọc của người lớn, vẫn được là con của hai gia đình.

Cũng từ sự việc trên, Vụ trưởng Nguyễn Huy Quang bày tỏ quan điểm: Tôi nghĩ, từ trước đến nay, ngành y đã luôn thắt chặt quy trình, quy định trong lĩnh vực trên. Chính vì vậy, những vụ việc chúng ta vừa đề cập là vấn đề hy hữu, không mong muốn. Tuy nhiên, sau vụ việc lần này, có lẽ các cơ sở y tế, nhân viên y tế không chỉ riêng chuyên Khoa Sản cũng cần nâng cao tính kỷ luật và trách nhiệm.

Minh Khuê

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này