Tạo điều kiện hỗ trợ phụ nữ lao động di cư khởi nghiệp

20:13 | 26/06/2018
Chiều 26/6, tại Hà Nội, Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (Light) tổ chức buổi giao lưu “Phụ nữ lao động di cư khởi nghiệp như thế nào”.
tin nhap 20180626185438 Còn nhiều rào cản vô hình đối với lãnh đạo nữ
tin nhap 20180626185438 Thiết thực truyền thông chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động
tin nhap 20180626185438 Nên giảm thời gian tăng hệ số lương cho lao động nữ

Buổi giao lưu nằm trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Chuỗi cửa hàng lưu động kết nối người lao động di cư khu vực Bắc Thăng Long, Hà Nội”. Dự án hướng tới hỗ trợ phụ nữ di cư vận hành các mô hình cửa hàng lưu động tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

tin nhap 20180626185438
Bà Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Light chia sẻ tại buổi giao lưu

Phụ nữ lao động di cư đang dần trở thành một lực lượng lao động lớn tại các đô thị ở Việt Nam. Mặc dù vậy, hình ảnh của những người phụ nữ di cư tại thành phố luôn gắn liền với những công việc giản dị như chính cuộc sống của họ dưới mái nhà quê hương. Sự hạn chế về trình độ, nhận thức và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đã dẫn đến một thực tế là phụ nữ di cư chủ yếu làm các công việc chân tay, thu nhập thấp và nhiều bấp bênh. Những phụ nữ di cư trong độ tuổi trẻ hơn hoặc có trình độ văn hóa nhất định tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lại mang những nỗi lo khác khi có thể dễ dàng bị từ chối làm việc hoặc không được đảm bảo các điều kiện và nhu cầu làm việc cần thiết.

Chia sẻ trong buổi giao lưu, bà Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Light cho biết: “Những phụ nữ di cư họ khởi nghiệp vô cùng khó khăn bởi rất nhiều yếu tố trong đó có khó khăn về điều kiện, về văn hóa, kiến thức cũng như sự hiểu biết của họ. Những khó khăn lớn hơn đến từ các rào cản, từ những công việc hàng ngày, rào cản từ cộng đồng, rào cản từ chính họ không tin có một ngày họ thực sự trở thành chủ. Buổi giao lưu hôm nay nằm trong khuôn khổ là chia sẻ bên lề, với hơn 20 mô hình có mặt ngày hôm nay là sự nỗ lực rất lớn từ phía họ”.

Cũng trong buổi giao lưu những phụ nữ di cư đã chia sẻ mô hình khởi nghiệp thành công mà ở đó họ tự viết nên con đường của chính họ. Chị Nguyễn Thị Dung (quê Phú Thọ) là thành viên trong mô hình khởi nghiệp thành công của nữ lao động di cư tại Đông Anh, thuộc dự án Safe chia sẻ: “Trước kia từ quê xuống Hà Nội, tôi làm công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thời gian ngày làm 12 giờ khiến tôi không có thời gian chăm sóc cho con. Sau đó, biết tới dự án, nhận được sự hỗ trợ của dự án, tới nay tôi đã có một cửa hàng cắt tóc, có được những thu nhập ổn định, trang trải cho cuộc sống của gia đình, đặc biệt tôi có thời gian chăm sóc con nhiều hơn”.

My Nguyễn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này