Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động

Ba đề án sẽ được trình Chính phủ

12:08 | 31/05/2018
Tại buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, chính sách an sinh - xã hội mà các đại biểu đề cập, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung cho hay năng suất lao động và các phúc lợi xã hội đã dần được cải thiện.
ba de an se duoc trinh chinh phu HCCI: Chú trọng chăm lo chất lượng nguồn nhân lực
ba de an se duoc trinh chinh phu Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước thềm CPTPP

Liên quan đến vấn đề năng suất lao động, đại biểu Nguyễn Như So (tỉnh Kon Tum) cho rằng năng suất lao động cần phải được xem là vấn đề trọng tâm, là đòn bẩy phát triển kinh tế bền vững. Tuy thế, năng suất lao động nước ta ở mức thấp. Đơn cử năng suất lao động chỉ bằng 7% Singapore, 17,6% Malaysia, và 36% của Thái Lan, thậm chí thấp hơn Lào là 8,7%. Vậy chúng ta phải có giải pháp gì để giải bài toán năng suất lao động?

ba de an se duoc trinh chinh phu
Nâng cao năng suất lao động phụ thuộc nhiều vào trình độ người lao động (ảnh L.Đ)

Về lĩnh vực này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Ở góc độ quản lý lao động, chuyển dịch lao động đã có nhiều tiến bộ. Hết tháng 4/2018, lao động khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 38,6%. Số lao động làm công ăn lương có quan hệ lao động tăng dần. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động duy trì ở mức cao là 76%..

Tuy nhiên, nhìn tổng thể cho thấy, tính bền vững của việc làm không cao kể cả về thu nhập, môi trường lao động, các chính sách an sinh xã hội. Thị trường lao động không hình thành đồng bộ theo cơ chế thị trường, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, thiếu 2 nguồn nhân lực quan trọng (nhân lực quản lý, nhân lực chất lượng cao).

Việc làm cho thanh niên, sinh viên ra trường còn khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp cao, bình quân trên 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp. Riêng năm 2017, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp là 7,51%, tăng so với 2016.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năng suất lao động có chuyển biến nhưng vẫn còn thấp. Năng suất lao động toàn nền kinh tế đạt 93,2 triệu đồng/lao động. Nếu tính theo giá hiện hành, năng suất lao động tăng 6,6%, thuộc nhóm nước có tốc độ cao. Nhưng bình quân 10 năm chỉ tăng 4,4%.

Bởi vậy, theo các chuyên gia kinh tế, nếu áp dụng phương pháp tính chung, phù hợp với xu hướng quốc tế, thì có thể tính toán lại một cách sát thực hơn. Qua trao đổi, thấy rằng, năng suất lao động cần phải tính toán lại một cách cụ thể. Chúng ta chưa đánh giá chính xác thu nhập không chính thức. Nếu làm được điều này, đánh giá lại, chúng tôi tin rằng năng suất lao động Việt Nam không phải như thế này.

Để tăng năng suất lao động, Bộ trưởng Dung nhấn mạnh: Năm 2018, giáo dục nghề nghiệp được chọn là khâu đột phá của ngành để tạo ra việc làm ổn định và bền vững. Đến nay, đã giảm được 252 trung tâm cấp huyện, 35 trường cao đẳng công lập hoạt động không hiệu quả. Sắp tới sẽ giảm tiếp nhiều trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6.

Bộ sẽ tiếp tục chuyển hẳn sang đào tạo lao động theo địa chỉ, đặt hàng với đơn vị giáo dục trên cơ sở dự báo cung cầu thị trường. Riêng quý I/2018, ngành LĐ-TBXH đã thí điểm tại 10 trường, ký kết với 15 tập đoàn trong nước và quốc tế để đào tạo theo địa chỉ cho 150.000 người trong 3 năm (2018-2020). Đồng thời, tới đây Bộ LĐTBXH sẽ sớm cụ thể hóa Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách tiền lương, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp để thúc đẩy năng suất lao động.

Cụ thể hóa Nghị quyết 28 về cải cách BHXH, nhằm thúc đẩy an sinh xã hội. Đặc biệt, quý 3/2018, Bộ LĐTBXH sẽ trình Chính phủ 3 đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động, tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.

N.Doăng - HP

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này