Cách mạng 4.0 là gì và ảnh hưởng như thế nào?

12:40 | 01/05/2018
Hôm nay (1/5) thế giới hân hoan chào đón Ngày Quốc tế Lao động. Điểm khá đặc biệt trong sự kiện Quốc tế Lao động 1/5 lần này diễn ra vào thời điểm mà đâu đâu người ta cũng sử dụng ngôn từ Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (viết tắt cách mạng 4.0) để chỉ sự đối thay trong cấu trúc công nghiệp và công nghệ. Vậy Cách mạng 4.0 thực chất là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến người lao động? Đây là những vấn đề nghe rất quen nhưng không phải ai cũng hiểu.
cach mang 40 la gi va anh huong nhu the nao Cách mạng Công nghiệp 4.0: Cơ hội lớn - Thách thức không nhỏ
cach mang 40 la gi va anh huong nhu the nao Bứt phá cho nguồn nhân lực chất lượng cao

Cách mạng 4.0 là gì? Ở những lĩnh vực gì?

Thực ra cụm từ Cách mạng 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Nhưng hiểu về Cách mạng 4.0 thì hiện vẫn chưa định nghĩa rõ ràng. Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho rằng: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

cach mang 40 la gi va anh huong nhu the nao
Trường Hải Thaco là một trong những doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ tự động hóa cao trong sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam

Nói một cách ngắn gọn, theo các chuyên gia Cách mạng 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Con người lợi và thiệt gì từ Cách mạng 4.0?

Nếu Cách mạng 4.0 diễn ra một cách nhanh chóng theo hướng tự động hóa, robot hóa các công đoạn trong sản xuất thì người lao động sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ví dụ, một dây chuyền sản xuất trước đây phải cần đến 50 lao động, nếu ứng dụng công nghệ số hóa, tự động và sử dụng robot thay nhân công thì chắc chắn chỉ cần 2-3 người điều khiển dây chuyền là xong. Cạnh đó, thời gian trực tiếp làm việc sẽ được rút ngắn.

Tuy nhiên, mặt trái của Cách mạng 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp.

Thế giới đã từng trải qua 3 cuộc Cách mạng công nghiệp và nay là cách mạng lần thứ 4, chiếu theo cội nguồn lịch sử, mỗi cuộc cách mạng đều góp phần tăng năng suất lao động, làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, tiện ích cho con người. Và bản thân người lao động phải tự thích nghi với hoàn cảnh mới. Nhìn lại 3 Cuộc cách mạng Công nghiệp đã qua, chưa thấy cuộc cách mạng nào làm xáo trộn thị trường lao động theo hướng cực đoan, rằng lao động sẽ bị thất nghiệp nhiều. Bởi thế, với làn sóng của cuộc Cách mạng 4.0 chúng ta có quyền tin tưởng thị trường lao động sẽ được cơ cấu lại, chứ không đến mức bi quan rằng hàng loạt lao động chân tay, lao động văn phòng bị “thất nghiệp”

Việt Nam trước ngưỡng Cách mạng 4.0 ra sao?

Với những gì đề cập ở trên về những lĩnh vực sẽ bị thay đổi từ Cách mạng 4.0, có thể khẳng định 5 năm tới, hệ thống máy móc, công nghệ mà các doanh nghiệp đã đầu tư (nếu chưa hết niên hạn sử dụng) vẫn hoạt động bình thường. Những doanh nghiệp mới, những công ty mới chắc chắn sẽ nhập khẩu những công nghệ tiên tiến có hàm lượng chất xám (tự động hóa) rất cao. Đi kèm đó, hệ thống Robot nhập khẩu (cũng có thể sản xuất trong nước) sẽ được sử dụng rộng rãi trong các công trình liên quan đến hầm lò, bốc dỡ bến cảng, sân bay. Tỷ lệ các thiết bị công nghệ trong kỷ nguyên Cách mạng 4.0 theo dự đoán của PV trong vòng 5- 10 năm tới ở Việt Nam vào khoảng 30%.

cach mang 40 la gi va anh huong nhu the nao
Thay đổi hệ thống máy móc, công nghệ tự động không phải một sớm, một chiều là có thể thực hiện được ngay (ảnh mang tính minh họa)

Riêng các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu... có thể nói đây vẫn là thách thức lớn đối với đội ngũ khoa học Việt Nam.

Để Cách mạng 4.0 thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi tính sáng tạo của các nhà khoa học, các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Bởi thế, xét trong bối cảnh hiện nay. Việc “đáp ứng” dòng chảy Cách mạng 4.0 là cả một thời gian dài chứ không phải một sớm, một chiều. Chúng ta chuẩn bị tâm thế để đáp ứng thời kỳ chuyển động Công nghiệp lần thứ 4 để tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có hàm lượng chất xám cao để cạnh tranh trên thương trường. Đồng thời, nâng cao hơn năng suất lao động. Chính vì thế, đối với người lao động không nên quá lo lắng về câu chuyện mất việc làm trong thời gian tới.

Tuy nhiên, “nước xa không cứu được lửa gần”- để chuẩn bị mọi tâm thế trước làn sóng Cách mạng 4.0 mỗi người lao động cần tiếp tục nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ nhằm đáp ứng trong sự thay đổi về công nghệ, cơ chế quản trị mà thôi.

L. Hà - H.Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này