Các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, lương sẽ cao hơn so với mức tăng chung?

11:29 | 16/03/2018
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện Bộ đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng. Đáng lưu ý dự thảo này có nội dung hướng tới việc đảm bảo mức tăng của các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 bằng hoặc cao hơn so với mức tăng chung.
cach tinh thay doi luong huu se tang Bộ LĐTBXH: Trả lời về cách tính lương hưu với lao động nữ
cach tinh thay doi luong huu se tang Phương án lương hưu 12/21 thành viên chính phủ đã chọn
cach tinh thay doi luong huu se tang Khi lao động nữ và công đoàn lên tiếng

Gần đây dư luận nêu ý kiến: Có nhiều đối tượng như công nhân lao động tại doanh nghiệp, giáo viên mầm non, sau nhiều năm cống hiến nhưng đến khi nghỉ hưu, chế độ lương hưu quá thấp, không đảm bảo được sinh hoạt mức tối thiểu.

cach tinh thay doi luong huu se tang
Nhiều ý kiến đề nghị Bộ LĐTBXH cần xem xét, cải thiện chế độ tiền lương hưu cho cựu giáo chức.

Để tránh tình trạng bất công trên, nhiều ý kiến kiến nghị Nhà nước cần tính toán lại quỹ BHXH, có thể nâng mức đóng hoặc hỗ trợ việc đóng BHXH cho một số đối tượng để lương hưu có thể đảm bảo mức sống tối thiểu; đồng thời cần xem xét cải thiện chế độ tiền lương hưu cho cựu giáo chức và những người nghỉ hưu trước năm 1993 vì hiện mức lương hưu quá thấp, không đủ sống.

Trước những kiến nghị trên, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, theo quy định của pháp luật BHXH thì “mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH”, theo đó mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH và mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.

Theo đó, mức lương hưu của người lao động cao hay thấp tùy thuộc vào thời gian đóng và mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động khi còn làm việc. Bên cạnh đó, đối với người có từ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì được đảm bảo mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở. Như vậy, một trong những biện pháp để cải thiện mức lương hưu là việc nâng dần nền tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Theo Bộ LĐTBXH, đối với khu vực doanh nghiệp, đã được thực hiện từng bước theo quy định của Luật BHXH năm 2014: Theo đó, từ 1/1/2016 đến 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương, từ ngày 1/1/2018 trở đi tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp thì nội dung này đang được xem xét trong Đề án cải cách chính sách tiền lương nhà nước.

Riêng đối với giáo viên mầm non tham gia BHXH trước đây có mức lương thấp vì, từ ngày 19/8/1999, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chủ trương khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, có chính sách phát triển giáo dục mầm non thì giáo viên ngoài công lập (trong đó có giáo viên mầm non) mới thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Đồng thời, để tạo điều kiện cho giáo viên mầm non khi hết tuổi lao động có đủ điều kiện hưởng lương hưu, Bộ Giáo dục và Đào tạo và BHXH Việt Nam ban hành văn bản số 2150/GDĐT-BHXH ngày 22/3/2004 với nội dung: Người lao động đã có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở giáo dục mầm non trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP mà chưa tham gia đóng BHXH thì có thể đóng BHXH cho thời gian từ tháng 1/1995 đến khi được tham gia đóng BHXH theo nghị định số 73/1999/NĐ-CP với mức đóng tính trên mức lương tối thiểu chung.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian công tác trước tháng 1/1995 mà khi nghỉ hưu có đủ tuổi đời nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu thì ngày 18/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2011/QĐ-TTG quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện cho những giáo viên này với mức hỗ trợ cũng tính trên mức tiền lương tối thiểu chung.

Như vậy, nhóm giáo viên mầm non tham gia BHXH trước đây, do có thời gian đóng BHXH ngắn (thường chỉ đóng từ tháng 1/1995 trở đi cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mới chỉ đóng đủ 20 năm) và mức đóng BHXH chủ yếu theo mức tiền lương tối thiểu chung nên dẫn đến lương hưu thấp.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung, năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15/6/2016 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995 và Bộ LĐTBXH đã ban hành Thông tư số 23/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/7/2016 hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tăng thêm đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu, trợ cấp dưới 2 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, đối với nhóm giáo viên mầm non có thời gian làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non trước 1/1/1995 sau khi điều chỉnh có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở thì được trợ cấp thêm để mức lương hưu bằng mức lương cơ sở.

Người đứng đầu Bộ LĐTBXH cũng cho biết, theo quy định của Luật BHXH thì lương hưu được điều chỉnh “trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH”.

Trong năm 2018, thực hiện Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13/11/2017 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018, theo đó từ ngày 1/7/2018, sẽ điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng (đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo) tăng bằng mức tăng lương cơ sở chung.

Ngọc Lan

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này