Xử lý công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm

12:03 | 26/01/2018
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang dự thảo Thông tư quy định về quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia. Tại dự thảo, Bộ đã đề xuất quy định xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng và công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp.
xu ly cong trinh duong sat co dau hieu nguy hiem Hà Nội: Đường Kim Mã bị chia đôi gây ùn tắc từ sáng đến tối
xu ly cong trinh duong sat co dau hieu nguy hiem Tiến độ chậm và thiếu an toàn
xu ly cong trinh duong sat co dau hieu nguy hiem Giao lộ 4 tầng đầu tiên ở thủ đô trước ngày khánh thành

Theo dự thảo, đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, tuần, gác, kiểm tra, quan trắc để kịp thời phát hiện công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng.

Khi phát hiện công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng phải có trách nhiệm báo cáo ngay về Bộ GTVT và Cục Đường sắt Việt Nam; đồng thời thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý để Bộ GTVT quyết định.Trường hợp công trình đường sắt xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

xu ly cong trinh duong sat co dau hieu nguy hiem
Ảnh minh họa

Đối với công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt căn cứ hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt để theo dõi, báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ GTVT về thời gian sử dụng công trình đang quản lý khai thác, sử dụng.Dự thảo nêu rõ, công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng là công trình đã có thời gian khai thác, sử dụng lớn hơn thời hạn sử dụng theo hồ sơ thiết kế của công trình. Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình bị mất hoặc không quy định thời hạn sử dụng, thời hạn sử dụng của công trình được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc theo kết quả kiểm định chất lượng công trình.

Tối thiểu một năm trước khi công trình đường sắt hết thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư phải thực hiện các công việc sau: Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình; sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng; xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình trừ các công trình quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam và Bộ GTVT kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có). Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất Bộ GTVT xem xét quyết định.

H.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này