Ứng xử thế nào?

15:01 | 18/01/2018
- Vậy là còn đúng 1 tháng là tết Nguyên Đán, nhanh thật. - Chả trách các cụ có câu “Thời gian thấm thoát thoi đưa”. Tớ nghĩ vào những ngày cuối năm con người nên sống chậm lại để nghĩ suy mình đã làm được gì trong năm cũ, và đặt mục tiêu cho năm mới.
ung xu the nao Nếu cứ “nhầm nhọt”...
ung xu the nao Sẽ khá hơn!
ung xu the nao Đúng thế, bác ạ!

- Thì vẫn thế mà bác, chả cứ cá nhân mà đơn vị nào chả tổng kết đánh giá năm cũ, đặt phương hướng cho năm mới. Đấy ra đường, xem tivi nhan nhản thông tin tổng kết đó thôi.

- Thế tớ mới nói đáng nhẽ cẩn phải sống chậm, chứ cuối năm cứ chạy nháo nhào việc công, việc tư như thế này, sức đâu chịu nổi rồi ốm ra đấy thì còn gì là tết.

- Bác tính cả năm có mấy ngày tết, ai chả muốn lo mọi việc cho xong. Mệt cũng phải cố.

- Tớ nghe nói, vừa rồi xôn xao trên mạng bài làm văn của một học sinh, bài văn có đoạn: “Chắc hẳn ai cũng thích Tết. Từ hồi nhỏ tới giờ, em toàn nghe nói Tết vui. Nhưng đó là ở đâu chứ không phải ở nhà em. Mỗi lần đến Tết là em thấy mệt mỏi, mẹ em mệt mỏi, cả nhà em mệt mỏi”.

- Vậy là bác lại đưa câu chuyện sang vấn đề “lo tết” rồi. Mà kể nghĩ cũng lạ, dững tưởng thời buổi này chạy ào ra siêu thị tiếng đồng hồ thì tết nào chả có, ấy vậy “các bà nội trợ” cứ cuống cà kê, đầu tắt mặt tối. Lo nhiều rồi đâm bẳn gắt, rõ là mệt mỏi còn đâu tết vui nữa.

- Đấy vấn đề là ở chỗ đấy. Có nhẽ đã đến lúc phải giảm bớt sức ép về ngày tết, để sao tết thật vui và đúng nghĩa với nghỉ tết. Tớ thấy nhiều gia đình rất biết sống. Gác lại mọi công việc, sau khi làm bữa cỗ cúng tổ tiên xong là khóa cửa, cả nhà đi du lịch, mỗi năm “ăn tết” ở một vùng miền, vửa thảnh thơi lại vừa được trải nghiệm. Rất tuyệt.

- Bác ơi, biết sống thế thì ai chả biết, dưng còn nhiều thứ rằng buộc lắm. Tết là dịp để đối nội, đối ngoại, đâu phải chỉ có lo việc nhà.

- Ý chú nói là chuyện quà cáp chứ gì.

- Đúng vậy đó bác. Bác tính đường phố mấy ngày áp tết, lúc nào cũng đông nghìn nghịt, vì sao? Đi mua quà, đi chúc tết đó. Mà chúc tết thì có bao nhiêu mối quan hệ cần phải chúc.

- Chú nói cũng đúng. Chúc tết ông bà, bố mẹ, chú dì, cô bác… bao nhiêu khoản đã lo “méo mặt” rồi, dưng vẫn chưa lo bằng cái anh chúc tết “sếp”.

- Đấy, bác tính sao không lo tết được. Bài văn của em học sinh nọ có lẽ chưa nhìn thấy những nỗi lo sâu xa thế này mà đã thấy thương mẹ rồi, nếu biết ngoài việc tất bật lo tết cho gia đình, mẹ em còn phải lo bao nhiêu mối quan hệ xã hội trong mấy ngày tết, chắc em sẽ cảm thông và thương mẹ nhiều hơn.

- Chắc cũng vì cái khoản này mà tớ nhớ, có lần tếu táo bên ấm trà, có người phát biểu “giá 5 năm mới tết 1 lần”. Hỏi vì sao mong thế, vị này trả lời: Để 5 năm mới mới phải lo tết. Vậy rõ là ở khía cạnh nào đó, em học sinh này đã cảm nhận được cái “lo tết” của người mẹ. Những nỗi lo ấy đã khiến mẹ mang cái không khí bực bội vào gia đình trong mấy ngày tết, khiến em cảm thấy không phải tết vui nữa mà là lo tết …

- Vấn đề “lo tết” đã hiện hữu lâu rồi, vậy mà khi bài văn của một học sinh đề cập đến, ta mới giật mình suy nghĩ vì sao chúng ta đã biến tết đáng sợ như vậy.

- Tất nhiên mỗi người có một nỗi lo riêng, song quả thật để cho lứa tuổi học sinh cũng không còn náo nức với không khí vui tươi của ngày tết mà thay vào đó như sự “căm ghét” đối với tết, thì đã đến lúc mỗi người lớn cần phải nhìn lại về cách ứng xử với tết.

- Em nghĩ khó mà có thể nói là không lo tết được. Công nhân vô tư là thế mà vẫn cứ phải lo tiền thưởng tết thế nào, có đủ để về quê với trăm thứ tiêu pha từ vè tàu, quà cáp…

- Rồi từ cái lo của công nhân là cái lo của anh giám đốc, trong khi khó khăn thì làm thế nào để “lo tết” cho công nhân…

- Nghĩa là nỗi lo biện chứng, cứ thế tác động trong dịp tết. Vậy bác tính ứng xử thế nào?

Thiện Tâm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này