Đến 2019 sẽ có 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị

19:34 | 06/01/2018
Dự báo đến năm 2019, cả nước sẽ có 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị, chiếm khoảng 5% dân số. Trong đó, phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hướng tăng, từ 42% năm 1989 lên 54% năm 2013 và sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới. Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo thường niên của Mạng hành động vì lao động di cư (LĐDC) - Mnet vừa diễn ra tại Hà Nội.
den 2019 se co 5 trieu nguoi di cu tu nong thon ra thanh thi Năm 2016, cả nước có hơn 18 triệu lao động phi chính thức
den 2019 se co 5 trieu nguoi di cu tu nong thon ra thanh thi Thu hút lao động phi chính thức tham gia BHXH: Cần cơ chế hỗ trợ thiết thực hơn

Phát biểu tại hội thảo, TS Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng cho biết, tại Việt Nam xu hướng các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị đang gia tăng nhanh chóng. Cụ thể, năm 1989 số người di cư giữa các tỉnh là 1,3 triệu người thì đến năm 2009 đã tăng lên 3,4 triệu người. Dự báo, sẽ có 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị vào năm 2019, trong đó, LĐDC phi chính thức gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

den 2019 se co 5 trieu nguoi di cu tu nong thon ra thanh thi
Chất lượng cuộc sống và điều kiện làm việc của LĐDC phi chính thức nhận được nhiều sự quan tâm tại hội thảo thường niên của Mạng hành động vì LĐDC - Mnet.

Số lượng LĐDC phi chính thức có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật tương đối thấp, chỉ có 15,7% có trình độ từ phổ thông trung học trở lên, có trên 90% không có bất kỳ chứng chỉ tay nghề nào. TS Ngô Thị Ngọc Anh thông tin thêm, chất lượng cuộc sống của LĐDC phi chính thức không được đảm bảo, 90% lao động (LĐ) khó tiếp cận tới các dịch vụ an sinh xã hội và các chính sách công tại nơi đến. Đặc biệt là LĐ nữ khi hơn 80% đem theo con, hiện không có chính sách riêng biệt về y tế, giáo dục dành cho các con của nhóm LĐ này.

Ngoài ra, LĐDC phi chính thức còn phải đối diện với nhiều vấn đề khác như: Mức phí sinh hoạt cao, môi trường sống không bảo đảm an ninh, ít tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể tại nơi đến. Có nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của buôn bán người, bóc lột sức LĐ, nạn nhân của bạo lực, tệ nạn xã hội…

LĐDC phi chính thức đa số làm các công việc LĐ giản đơn trong khu vực kinh tế phi chính thức, thu nhập thấp và không ổn định. Các doanh nghiệp trong khu vực này thường có quy mô rất nhỏ hoặc siêu nhỏ, không đăng ký kinh doanh, không có hợp đồng LĐ, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người LĐ.

Ngay cả LĐDC phi chính thức trong các nhà máy, khu công nghiệp cũng không được đảm bảo về an toàn vệ sinh LĐ, việc làm, thu nhập, điều kiện làm việc. Nguy cơ mất việc làm rất cao do quá trình tự động hóa, sự dịch chuyển nhà máy của các doanh nghiệp từ Việt Nam sang các quốc gia khác.

Từ thực trạng trên, các thành viên của Mạng hành động vì LĐDC - Mnet cho rằng, thời gian tới cần phải tiếp tục phối hợp với các cơ quan, nhà hoạch định và triển khai chính sách, các nhóm LĐDC, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước chăm lo, bảo vệ quyền lợi của LĐDC. Mục đích đến năm 2020, người LĐDC được đảm bảo công bằng hơn thông qua các hệ thống thiết chế quản lý hiệu quả. Một số mô hình thí điểm nghiệp đoàn của LĐDC phi chính thức được công nhận. Hệ thống chính sách pháp luật có quy định riêng về LĐDC. LĐDC tiếp cận được với các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là LĐDC phi chính thức để giúp họ có kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn tăng cơ hội việc làm ổn định.

M.P

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này