Để người với người thực sự sống thương yêu nhau

Bài 2: Giải pháp nào lành mạnh hóa môi trường xã hội?

10:57 | 01/12/2017
Cũng giống như ngành Y, khi chúng ta muốn chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ phải chẩn đoán chính xác người đó mắc bệnh gì? Sau đó mới tiến hành phương pháp điều trị cả về mặt tây y lẫn đông y (nguồn cội sinh ra bệnh). Với môi trường sống xã hội đương đại, từ những nguyên nhân trên, Th.S Ths. Nguyễn Mạnh Quân - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển sức khoẻ Thể-Tâm-Trí đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp khắc phục vấn nạn bào hành, bạo lực hiện nay cũng như giúp chúng ta có cách hành xử tốt hơn với thiên nhiên và đồng loại.
tin nhap 20171201091827 Bài 1: Cội nguồn của vấn nạn bạo lực
tin nhap 20171201091827 Phải xử lý nghiêm minh

Phát huy tính thiện của học sinh

Theo Th.s Quân để cho con người ngày nay có thể phát triển an toàn và toàn diện, chúng ta không thể và cũng không được phép dạy dỗ, giáo dục, đào tạo con em của chúng ta, bằng tất cả những phương pháp mà chúng ta đã được giáo dục trước đây. Ngày nay, điều kiện kinh tế chung của đất nước chúng ta đã phát triển tốt hơn rất nhiều, vì vậy không còn mấy người sợ sẽ bị chết đói. Chính bởi thế mà tâm lý của con người Việt Nam trong thời điểm hiện tại đã tập trung phản ứng với tất cả mọi cảm giác đau. Nếu chúng ta dùng uy lực ép họ phải làm, hoặc làm cho họ đau đớn kể cả trên cơ thể hay trong tinh thần, thì chính là chúng ta đang làm cho họ bị ách tắc năng lượng cảm xúc và làm cho họ bị rối loạn nội tiết tố. Bởi vậy, trong cách giáo dục ngày nay, tuyệt đối không được mắng chửi và đánh đập các em trong bất cứ một điều kiện hoặc tình huống nào.

tin nhap 20171201091827
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Do đó, để phù hợp với sự phản ứng tâm lý con người ngày nay, nếu muốn cho con em của chúng ta có thể tiếp thu được kiến thức và phát triển được an toàn, thì trong hệ thống giáo dục từ gia đình tới nhà trường, bắt buộc chúng ta phải khích lệ được cho các em khao khát muốn có được kiến thức, muốn được học, chứ không phải chỉ biết thúc ép để các em bắt buộc phải học. Muốn vậy, trong lĩnh vực đào tạo, chúng ta cần phải bổ sung, thay đổi cấp bách một số phương pháp, đặc biệt trong việc ứng xử trong gia đình và nhà trường để không làm tổn hại đến tinh thần và không làm trơ lỳ tâm lý non trẻ của các em.

Ví dụ: Không được lấy kết quả bài kiểm tra làm bằng chứng để đấu tố, sỉ nhục, chê trách làm cho các em bị xấu hổ và đau đớn về tinh thần. Khi chúng ta làm cho các em xấu hổ và đau đớn về tinh thần, chính là chúng ta đang cố tình đẩy tâm lý các em lọt vào động cơ chạy trốn nỗi đau. Để tránh không bị đau đớn (xấu hổ), các em sẽ không tập trung vào học để có kiến thức thật, mà các em sẽ chỉ tìm cách để chống đối lại, tìm cách quay cóp, học vẹt…

Trên thực tế không bao giờ có sự đúng tuyệt đối, và cũng không bao giờ có sự sai tuyệt đối, một điều nào đó có thể không phù hợp ở nơi này, nhưng lại có thể phù hợp ở nơi khác, hoặc không phù hợp ở thời điểm này, nhưng lại có thể phù hợp ở thời điểm khác. Sự nhận biết qua từng góc nhìn và quan điểm, lợi ích của mỗi người thì cơ bản lại khác nhau.

Điều cần lưu ý thêm, với môi trường học đường chúng ta không nên dạy các em theo cách phải ngoan và nghe lời, mà thay vào đó, chúng ta cần dạy cho các em lẽ sống, đào tạo, uốn nắn để các em có đức tính trung thực, nghiêm túc, lịch sự. Cần phải có những giải pháp khuyến khích để các em có điều kiện bộc lộ quan điểm và cá tính riêng, hướng dẫn đào tạo để các em có được tư duy mở, có khả năng phân tích thông tin đa chiều, kích thích được tư duy phản biện của các em. Dựa vào đó chúng ta có thể có những cơ sở để kịp thời uốn nắn giúp đỡ các em nhận ra được lẽ phải, nhận ra được những điều phù hợp trong cuộc sống…Chỉ có thế thì các em mới có thể phát triển được trí tuệ, phát triển được bản thân và áp dụng được những kiến thức mà các em đã biết vào cuộc sống thực tế của các em, tạo điều kiện cho các em có thể tự chủ, tự tin để phát triển bản thân và đủ điều kiện để sẵn sàng hội nhập với quốc tế, hội nhập với cuộc sống đa dạng và đa văn hoá sau này.

Nhân cao tính nhân văn đừng chê bai người khác

Như đã đề cập, với tâm lý của con người ngày nay, nếu muốn người khác nhận ra và thay đổi được điểm yếu của mình, thì chúng ta tuyệt đối không được phê bình hay chỉ trích họ. Chúng ta không được phê bình các em, nhất là phê bình ở chỗ đông người. Phê bình thật ra chỉ là phê phán và bình luận về một hành động không phù hợp của một người nào đó. Nếu chúng ta nói với sự hiện diện của họ thì còn gọi là phê bình, còn nếu chúng ta nói điều đó khi không có sự hiển diện cuả họ thì chính là nói xấu họ. Phê bình chỉ có thể làm cho người khác đau, xấu hổ và nhụt chí chứ không thể làm cho người khác thực sự nhận ra khuyết điểm của họ và cũng không thể làm cho người khác tiến bộ được.

Ngoài ra, trên thực tế không bao giờ có sự đúng tuyệt đối, và cũng không bao giờ có sự sai tuyệt đối, một điều nào đó có thể không phù hợp ở nơi này, nhưng lại có thể phù hợp ở nơi khác, hoặc không phù hợp ở thời điểm này, nhưng lại có thể phù hợp ở thời điểm khác. Sự nhận biết qua từng góc nhìn và quan điểm, lợi ích của mỗi người thì cơ bản lại khác nhau. Vì vậy chúng ta chỉ nên và rất cần đóng góp cho nhau mỗi khi người khác làm một điều gì đó không phù hợp và chỉ đóng góp chứ không phê bình. Đóng góp có nghĩa là giải thích để người khác nhận ra những điều nên làm và những điều tại sao không nên làm, giải thích để họ tự nhận ra được quyết định hoặc hành động không phù hợp của họ, qua đó người được đóng góp có được kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để ứng dụng trong công việc và cuộc sống của chính họ. Bởi thế trong môi trường học đường cũng như cơ quan đơn vị, thầy cô, người lãnh đạo cần hiểu nguyên lý: Không ai dốt mà chỉ là chưa phát huy đúng sở trường. Bởi vậy, điều kiện cần và đủ là phải nhận xét công tâm, khách quan để tạo một môi trường học tập, lao động thi đua hăng say. Cá nhân chủ nghĩa sẽ dẫn đến những hệ luy mang tính “bầy đàn” và thường cho hệ quả xấu.

Lê Nguyên (ghi)
Bài 3: phương pháp trị liệu góp phần kéo giảm bạo lực

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này