Quy định mới về hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:

Người lao động sẽ được an toàn hơn

11:07 | 20/10/2017
Từ 20/11/2017, Nghị định 110/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội… chính thức có hiệu lực.
tin nhap 20171020094850 Đảm bảo mọi chế độ cho nữ lao động
tin nhap 20171020094850 Từ 1/1/2018: Nhiều thay đổi trong phương thức đóng bảo hiểm xã hội
tin nhap 20171020094850 Nếu an toàn lao động chỉ dừng ở khẩu hiệu!

Theo đó, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ như: Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể, ở lĩnh vực thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn vệ sinh lao động, Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định rõ: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.

tin nhap 20171020094850
An toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu.nh: VGP

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động nghị định quy định: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Ngoài ra, thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục, Cục.Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý với Thanh tra Bộ.Tham gia với Thanh tra Bộ hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục, Cục. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định.

Bên cạnh đó, tại Điều 11 quy định nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động bao gồm: Quyết định thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể nói việc Chính phủ ban hành Nghị định này sẽ góp phần nâng cao công tác an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động một cách tốt nhất.

H.Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này