Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các DN nhỏ và vừa TP Hà Nội Mạc Quốc Anh:

Doanh nghiệp dân doanh sẽ tiếp tục phát triển

08:54 | 11/10/2017
Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Thành phố. Nhân kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10),  LĐTĐ đã có cuộc trao đổi với  ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội xung quanh vấn đề làm thế nào đưa doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ đô phát triển lên tầm cao mới.
doanh nghiep dan doanh se tiep tuc phat trien Doanh nghiệp đề xuất giải pháp để giảm ùn tắc giao thông
doanh nghiep dan doanh se tiep tuc phat trien Đột phá từ ứng dụng công nghệ và quản trị doanh nghiệp

PV: Ông có thể cho biết Hà Nội hiện có bao nhiêu doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa?Và đóng góp của khối DN này thế nào cho nền kinh tế Thủ đô và đất nước thời gian qua?

doanh nghiep dan doanh se tiep tuc phat trien
Ông Mạc Quốc Anh.

Ông Mạc Quốc Anh: Hà Nội hiện nay có khoảng 210 ngàn DN, trong đó chiếm tới 97,2% là các DN nhỏ và vừa. Khối DN này hiện đang đóng góp tới 42% GDP cho thành phố cũng như là khu vực đang thu hút 48% lực lượng lao động vào làm việc và đóng góp 30% giá trị xuất khẩu.

Cũng giống như các DN nhỏ và vừa khác của Việt Nam, DN nhỏ và vừa của Hà Nội hoạt động đa ngành nghề, nhưng tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thiết yếu liên quan đến đời sống, sử dụng nhiều lao động: từ thủ công mỹ nghệ, dệt may, da giày, thực phẩm… chứ chưa tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghệ cao.

Như chúng ta được biết, hiện nay, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Sam sung, LG khi đầu tư vào Bắc Ninh, Thái Nguyên, họ kéo theo hơn 100 các DN phụ trợ của Hàn Quốc sang, đây đều là các DN nhỏ và vừa của nước họ.

Trong khi đáng nhẽ ra các DN phụ trợ đó phải là của DN Việt Nam. Nhưng vì mình không đáp ứng được. Điều đó đặt ra bài toán mình phải có các DN dẫn đầu ở Hà Nội đúng tầm quốc tế để hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, DN tư nhân phát triển một cách bền vững. Để giải bài toán ấy, cần phải đặt ra chính sách hỗ trợ.

Ví dụ 1 DN lớn chủ lực hay đầu tầu khi kèm 100 DN tư nhân, DN khởi nghiệp, DN nhỏ và vừa thì anh sẽ được những chính sách ưu đãi như: giảm tiền thuế thu nhập DN, thuế GTGT, thuế thuê mặt bằng,…

Điều này khác với các quốc gia khác như Nhật, Hàn… khi mà họ cũng có DN tư nhân nhỏ và vừa nhưng lại chỉ tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực chủ lực và then chốt như: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hay hoạt động ở những lĩnh vực công nghệ cao…

Hà Nội gần đây đã 2 lần tổ chức gặp mặt DN, và chính quyền TP Hà Nội luôn xem DN là bạn đồng hành. Vậy ông đánh giá thế nào về quyết tâm của TP Hà Nội trong việc tạo điều kiện cho DN dân doanh cũng như phát triển đội ngũ doanh nhân để ngày càng lớn mạnh hơn?

Đối với Hà Nội có nét riêng, đó là vừa qua Thành phố đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử dành cho công chức, viên chức Hà Nội. Theo tôi, đây là hướng đi đúng. Bởi tận gốc của vấn đề có thể gây cản trở cho DN phát triển chính là yếu tố con người. Bởi con người tạo ra cơ chế, điều hành cơ chế và xử lý các thủ tục, cơ chế. Khi mà các cá nhân, tổ chức không phục vụ tốt cho DN, không phục vụ tốt cho nhân dân thì sẽ bị xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, cộng đồng DN Hà Nội cũng đánh giá cao việc Hà Nội sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình cải cách các thủ tục hành chính.Cụ thể là với mục tiêu đến hết năm 2017 thì nâng cấp độ giải quyết thủ tục hành chính từ cấp độ 3 lên cấp độ 4 đạt trên 50%.

Có nghĩa là tất cả các thủ tục hành chính đều giải quyết bằng trực tuyến, ngồi tại văn phòng có thể xử lý được các văn bản, giấy tờ mà không cần thiết phải đến trực tiếp tại các cơ quan công quyền. Điều này sẽ giúp cho hai việc. Một là, minh bạch hóa thông tin, quy trình; giảm chi phí về thời gian đi lại giao dịch cho doanh nghiệp.

Thứ hai, tránh được việc giữa công chức và DN hay người dân phải gặp trực tiếp nhau, hạn chế nảy sinh các vấn đề chi phí ở bên ngoài. Ngoài ra, vấn đề công nghệ sẽ giúp cho việc các văn bản đó được lưu trữ một cách có hệ thống và giúp việc liên thông vấn đề giữa các sở, ngành với nhau được đồng bộ và nhất quán. Người dân và DN không phải vất vả chạy từ sở nọ sang sở kia để làm các thủ tục hành chính. Khi anh đã làm việc với một sở này rồi thì cái đường link về thủ tục hành chính ấy sẽ link sang các sở khác.

Chốt lại, Hà Nội tập trung hai vấn đề.Một là quy tắc ứng xử của các công chức, viên chức.Hai là vấn đề về công nghệ. Xử lí được 2 vấn đề này thì hàng loạt các thủ tục, thời gian mà Hà Nội xử lý cho DN đều được cắt giảm tương đối tối đa. Ví dụ, thành lập DN bây giờ chỉ mất có 3 ngày; cấp giấy quyền sử dụng trước mất 14 ngày, giờ chỉ có 7 ngày; thủ tục thuế:96% khai thuế điện tử và nộp tiền thuế qua hệ thống ngân hàng, hoạt động hải quan: 95% thông quan điện tử…

Vấn đề nữa là sau 2 hội nghị với các DN mà Hà Nội tổ chức trong hai năm qua đã giúp cho tư duy lãnh đạo các cấp, từ cơ sở đến thành phố có sự biến chuyển tích cực hơn, không còn cảnh trên nóng dưới lạnh nữa. Đó là sự thay đổi về tư duy để làm sao đồng hành cùng các DN tháo gỡ.

Ví dụ, một DN kinh doanh thực phẩm sản xuất thực phẩm bánh bao (cung cấp vào các trường học) trước đây phải xin ý kiến của 6 sở, ngành và mất 42 ngày làm thủ tục cùng 6 tháng chờ đợi kết quả thì giờ họ chỉ phải đến có một sở ngành để làm thủ tục. Do đó, tiết kiệm được nhiều thời gian.

Mà với DN thì thời gian là cơ hội kinh doanh. Hay đơn cử việc không ít DN bị nợ tiền từ các công trình của Nhà nước. Lãnh đạo Thành phố có giải pháp là cho phép đối trừ công nợ, điều này sẽ giải quyết được bài toán là hai bên không còn nợ nhau.

Có ý kiến cho rằng, cùng cơ chế như nhau nhưng theo đánh giá của nhiều người thì dường như đội ngũ doanh nhân TP HCM năng động và phát triển hơn doanh nhân Hà Nội? Ông đánh giá như thế nào về nhận xét này?

Theo tôi cũng đúng nhưng chưa đầy đủ. Bởi môi trường kinh doanh giữa Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có nhiều nét khác biệt. Không khó để nhận thấy, hầu hết các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đều đặt trụ sở ở Hồ Chí Minh. Còn chi nhánh, văn phòng đại diện thì đặt tại Hà Nội. Hay việc TP HCM có rất nhiều doanh nhân, DN Hà Nội và phía Bắc vào đầu tư và họ kinh doanh rất thành công hơn so với chiều ngược lại.

Tại sao vậy? là bởi vì liên quan đến văn hóa tiêu dùng. Xu thế tiêu dùng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của DN và đội ngũ doanh nhân.Cụ thể, văn hóa tiêu dùng của người Hà Nội ít thay đổi, khi có thay đổi thì họ cân nhắc rất kỹ. Họ đã sử dụng sản phẩm này rồi thì hầu như là họ hết sức là chung thủy với sản phẩm.

Đối với doanh nhân Hà Nội, họ lựa chọn rất kỹ đối tác nếu không nói là khá thận trọng. Nhưng ở TP Hồ Chí Minh thì ngược lại, văn hóa tiêu dùng của người TP HCM là ưa chuộng cái mới, thích thử nghiệm cái mới nên đội ngũ doanh nhân TP HCM rất năng động để tìm và thích ứng với những cái mới.

Chính vì vậy sự khác biệt ở đây là do môi trường tiêu dùng. Môi trường tiêu dùng sẽ quyết định hướng phát triển của DN và từ đó cũng là tình hình kinh doanh của doanh nhân. Ngoài ra, nếu Hà Nội được xem là trung tâm về chính trị, kinh tế của cả nước, thì TP Hồ Chí Minh được coi là trung tâm về kinh tế. Cứ định hướng như thế nên đôi khi người nước ngoài họ rất muốn đặt trụ sở, nhà máy trong TP Hồ Chí Minh.

Vậy theo ông, từ cơ chế, chính sách đến bản thân mỗi DN phải làm gì để doanh nghiệp dân doanh xứng đáng là động lực phát triển kinh tế cho Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung trong tương lai?

Với những tiền đề như thế mà cụ thể những chương trình hành động trong thời gian vừa qua của Hà Nội cũng như của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đặc biệt là những cái rốt ráo của các cấp chính quyền trong năm 2017 sẽ tạo tiền đề tốt hơn nữa cho DN và doanh nhân khối dân doanh phát triển trong thời gian tới.

Cùng với những cái đang diễn ra năm 2017, kỳ vọng sắp tới của các DN và doanh nhân trong thời gian tới (cán đích 2020) sẽ phải có những bước tiếp theo để tạo điều kiện cho DN phát triển. Ngoài vấn đề về các thủ tục hành chính, thanh tra không cần thiết bị bãi bỏ, cắt giảm chi phí tối đa thì một cái hết sức quan trọng đó là Hà Nội phải đưa các DN tham gia được vào chuỗi giá trị liên kết mang tính khu vực và toàn cầu.

Khu vực ở đây là ASEAN. Toàn cầu là EU, Mỹ.Phải đưa DN dân doanh tham gia sâu vào các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Cái bài toán liên kết ở đây là liên kết giữa DN nhỏ và vừa với DN FDI, DN khởi nghiệp.

Hà Nội cam kết đến năm 2020 có khoảng 400 ngàn DN. Vậy Hà Nội sẽ tập trung vào những DN nào? Bởi vì hiện nay Hà Nội có gần 100 các DN chủ lực. Những DN chủ lực đó có phải là những DN đàn anh, DN dẫn đầu của Hà Nội hay không? Bởi nếu là những DN dẫn đầu như thế thì anh sẽ kéo hàng loạt các DN nhỏ và vừa theo anh.

Như chúng ta được biết, hiện nay, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Sam sung, LG khi đầu tư vào Bắc Ninh, Thái Nguyên, họ kéo theo hơn 100 các DN phụ trợ của Hàn Quốc sang, đây đều là các DN nhỏ và vừa của nước họ. Trong khi đáng nhẽ ra các DN phụ trợ đó phải là của DN Việt Nam. Nhưng vì mình không đáp ứng được.

Điều đó đặt ra bài toán mình phải có các DN dẫn đầu ở Hà Nội đúng tầm quốc tế để hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, DN tư nhân phát triển một cách bền vững. Để giải bài toán ấy,cần phải đặt ra chính sách hỗ trợ.

Ví dụ 1 DN lớn chủ lực hay đầu tầu khi kèm 100 DN tư nhân, DN khởi nghiệp, DN nhỏ và vừa thì anh sẽ được những chính sách ưu đãi như: giảm tiền thuế thu nhập DN, thuế GTGT, thuế thuê mặt bằng,…

Tóm lại, cần phải có những chính sách riêng biệt cho các DN lớn đó và yêu cầu họ cam kết giúp đỡ các DN nhỏ vừa, DN tư nhân cũng phát triển. Như thế Hà Nội sẽ tạo ra được một chuỗi giá trị liên kết giữa các DN Hà Nội với nhau. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của cả nước cung như Hà Nội nói riêng sẽ có bước tăng bền vững đáng kể.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Kim Thoa (thực hiện)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này