Công đoàn ngành Công thương Hà Nội:

Tổ chức hội nghị giao lưu giữa các doanh nhân

09:19 | 08/10/2017
Nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ngày 7/10, Công đoàn ngành Công thương Hà Nội đã phối hợp với Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội tổ chức hội nghị giao lưu  giữa các doanh nhân của ngành. Đây là năm thứ tư, Công đoàn ngành tổ chức hội nghị giao lưu với các doanh nhân, nhằm khẳng định sự đóng góp to lớn của các doanh nhân trong sự phát triển chung của ngành Công thương Thủ đô.
to chuc hoi nghi giao luu giua cac doanh nhan Hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong 6 tháng đầu năm
to chuc hoi nghi giao luu giua cac doanh nhan Ra quân sản xuất đầu năm với khí thế mới
to chuc hoi nghi giao luu giua cac doanh nhan Nhiều đổi mới trong nội dung, phương thức hoạt động
to chuc hoi nghi giao luu giua cac doanh nhan Đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
to chuc hoi nghi giao luu giua cac doanh nhan Tổng kết, khen thưởng phong trào học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Đến dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội; đồng chí Lý Quốc Hùng, Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương VN; đồng chí Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cùng hơn 30 doanh nhân thuộc các đơn vị trong ngành Công thương Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Phạm Thị Phương Anh, Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương Hà Nội, biểu dương những đóng góp của các doanh nhân trong một năm qua đã không ngừng phấn đấu, năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, cống hiến hết trí và lực cho sự phát triển của ngành. Để Công đoàn tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp, doanh nhân tháo gỡ các khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng chí Phạm Thị Phương Anh, nhấn mạnh hội nghị lần này sẽ tập trung để các doanh nhân trao đổi về những vướng mắc trong thoái vốn cổ phần hoá và chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội.

to chuc hoi nghi giao luu giua cac doanh nhan
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến khẳng định việc quy định lương tối thiểu là cần thiết. Ảnh: Nguyễn Mẫn.

Sau phần giới thiệu về sự phát triển vượt bậc của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội, sau khi cổ phần hoá, các doanh nhân đã sôi nổi trao đổi các kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời thẳng thắn phát biểu về những vấn đề còn băn khoăn, liên quan đến thoái vốn và bảo hiểm xã hội. Đa số các ý kiến đều cho rằng, việc thoái vốn nhà nước là một chính sách đúng đắn, giúp các doanh nghiệp chủ động trong đầu tư, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ vậy hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện xong hoàn vốn đều có đà tăng trưởng cao. Doanh nhân Lê Duy Anh, TGĐ Công ty cổ phần Xuân Hoà, cho biết sau khi cổ phần, doanh nghiệp đã đóng thuế gấp đôi những năm trước, thu nhập của người lao động tăng, nhờ vậy họ yên tâm làm việc và cống hiến. Nhiều doanh nhân có chung ý kiến, điều cốt lõi của cổ phần hoá là phải làm sao chăm lo được đời sống người lao động, tạo ra được nguồn nhân lực tốt nhất, nếu chỉ chú trọng đầu tư thiết bị công nghệ mới mà không quan tâm đến người lao động thì doanh nghiệp cũng không thể phát triển.

Về các chính sách liên quan đến tiền lương và bảo hiểm xã hội, các doanh nhân cho rằng vấn đề lương tối thiểu và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội quá cao, lại chưa công bằng giữa người sử dụng lao động và người lao động đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Đắc Phúc, TGĐ Công ty cổ phần Giày Ngọc Hà, băn khoăn nếu lương tối thiểu tăng mà năng suốt lao động không tăng, doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải thu hẹp sản xuất, điều này sẽ vô hình chung tước đi quyền được làm việc của nhiều lao động, mà việc tạo thêm được nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của các doanh nghiệp. Ông Phúc đơn cử với việc đầu tư xây dựng 2 nhà máy tại tỉnh Sơn La, Giầy Ngọc Hà đã thu hút 2.400 lao động, góp phần “Xoá đói giảm nghèo” tại địa phương.

to chuc hoi nghi giao luu giua cac doanh nhan
Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, khẳng định Sở sẽ tiếp tục cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để phát triển. Ảnh: Nguyễn Mẫn

Cùng chung quan điểm với ông Phúc, ông Phạm Hồng Việt, TGĐ Công ty cổ phần Cao su Hà Nội, cho rằng việc quy định lương tối thiểu cần tuân theo quy luật cung cầu của thị trường; tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cũng nên xem xét cân bằng giữa doanh nghiệp và người lao động, có như vậy doanh nghiệp mới có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, tạo việc làm và làm ra của cải vật chất cho xã hội. Bên cạnh việc nâng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, các cơ quan chức năng cũng nên xem xét việc quản lý quỹ BHXH ra sao. Một vấn đề nữa là luật quy định khống chế số giờ làm thêm, trong bối cảnh ngành da giầy hiện nay rất khó tuyển lao động, như vậy sẽ mất đi cơ hội ký kết hợp đồng sản xuất xuất khẩu, người lao động giảm thu nhập, doanh nghiệp gặp khó khăn.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội, biểu dương những đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân ngành Công thương đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô. Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận những băn khoăn, trăn trở của các doanh nhân, đồng thời khẳng định việc thoái vốn cổ phần hoá là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, song đối với các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá phải đảm bảo được 3 vấn đề: Làm sao để tài sản của Nhà nước không bị thất thoát; bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động và phải bảo đảm ổn định chính trị để phát triển. Muốn được như vậy việc trước hết là cần phải xác định được giá trị của doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá; công khai chọn nhà đầu tư chiến lược có năng lực tài chính và trình độ quản lý, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người lao động.

to chuc hoi nghi giao luu giua cac doanh nhan
Các doanh nhân trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Mẫn

Về BHXH, Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, đây là một chính sách thể hiện sự ưu việt của Nhà nước trong an sinh xã hội, vì vậy việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động là rất cần thiết, nhằm đảm bảo cuộc sống khi nghỉ hưu. Đối với quy định về lương tối thiếu Chủ tịch cũng cho rằng cần phải có mức cụ thể, sao cho lương tối thiểu ít nhất phải đảm bảo cho người lao động đủ sống một cuộc sống tối thiểu. Những doanh nghiệp thực hiện tốt việc chăm lo đời sống cho người lao động thì không sao, nhưng trên thực tế cũng còn nhiều doanh nghiệp chưa đảm bảo được thu nhập cho người lao động, đối với các doanh nghiệp này, nếu không có quy định mức lương tối thiểu, đời sống người lao động sẽ hết sức khó khăn, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Vì vậy không thể không quy định mức lương tối thiểu. Chủ tịch hy vọng và mong muốn các doanh nghiệp và doanh nhân của ngành Công thương Hà Nội, dù khó khăn đến đâu cũng sẽ vượt qua bằng sự năng động, sáng tạo và tâm huyết sẵn có của mình, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của Thủ đô.

Đồng quan điểm với Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cảm ơn Công đoàn Công thương Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao lưu doanh nhân hằng năm, tạo điều kiện cho lãnh đạo Sở được lắng nghe các ý kiến rất tâm huyết của các doanh nhân. Phó giám đốc Sở khẳng định vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân trong sự phát triển chung của ngành và thành phố. Sở Công thương sẽ tiếp tục cùng các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn; tập trung thu hút đầu tư và phát triển hạ tầng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có đủ trình độ để thực hiện CNH-HĐH; tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển. Phó giám đốc Trần Thị Phương Lan cũng mong muốn các doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục đồng hành cùng Sở Công thương thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được Thành phố giao, trước mắt tích cực tham gia cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" theo thông báo kết luận của Bộ Chính trị.

Nguyễn Mẫn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này