Hiểm họa từ việc chiếm giữ bình gas trái phép

08:41 | 29/09/2017
Nhiều đơn vị kinh doanh gas thu gom, chiếm giữ vỏ bình của nhau để thực hiện chiêu trò "cắt tai, mài vỏ", chiếm dụng bình của đối thủ cạnh tranh để làm giả vỏ bình. Đây là hiểm họa vô cùng lớn đối với an toàn của người tiêu dùng.
hiem hoa tu viec chiem giu binh gas trai phep Loạn "gas tặc"
hiem hoa tu viec chiem giu binh gas trai phep Nhiều “lỗ hổng” trong quản lý

Trước sự việc nổ kinh hoàng tại một cơ sở sang chiết gas tại Nghệ An vào tối ngày 27.9 cùng với việc phát hiện gần 6 vạn bình gas bị nghi chiếm giữ trái phép tại Hưng Yên và Bắc Ninh thời gian qua, dư luật đặt câu hỏi tại sao lại có hiện tượng chiếm giữ trái pháp vỏ bình gas và sự an toàn trong khi sử dụng gas.

hiem hoa tu viec chiem giu binh gas trai phep
Hàng vạn vỏ bình gas chiếm giữ trái phép được phát hiện trong thời gian qua. Ảnh: TM

Theo ông Lê Kế Hoạ - Trưởng Công an huyện Mỹ Hào, Hưng Yên cho biết: Hiện vẫn tồn tại tình trạng một số công ty kinh doanh gas bị một đơn vị thu gom bình gas. Mục đích thu gom bình là để chiếm giữ, huỷ hoại hoặc giả mác của nhau.

Lực lượng chức năng cũng nghi vấn, số vỏ bình gas trên do các đơn vị kinh doanh gas thu gom, chiếm giữ vỏ bình của nhau để thực hiện chiêu trò "cắt tai, mài vỏ", chiếm dụng bình của đối thủ cạnh tranh để làm giả vỏ bình.

Cưa đôi một số vỏ bình gas được chọn ngẫu nhiên trong số gần 30 nghìn bình bị chiếm dụng tại Hưng Yên, kết quả "nội soi" cho thấy nhãn mác bên ngoài và thương hiệu bên trong hoàn toàn khác nhau.

hiem hoa tu viec chiem giu binh gas trai phep

hiem hoa tu viec chiem giu binh gas trai phep

Bình gas có nhãn bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo. Ảnh: TM

Phân tích về hiểm họa của việc này, ông Nguyễn Lê Như - Trưởng phòng kinh doanh công ty gas Vạn Lộc cho biết: Hiểm họa từ việc chiếm giữ trái phép phải kể đến việc các hãng kinh doanh gas dùng “chiêu trò” chiếm giữ vỏ bình gas. Sau đó, họ cắt bỏ phần đai và đế, mài nhẵn chữ nổi trên thân vỏ, phủ lớp sơn mới rồi dán nhãn thương hiệu của hãng mình lên, biến tài sản của đối thủ cạnh tranh thành tài sản của mình.

Một khi đã thực hiện việc “cắt tai, mài vỏ”, chắc chắn chất lượng bình sẽ không đảm bảo, rất dễ dẫn đến tai nạn khi sử dụng. Nếu để ý kĩ, bằng mắt thường, người tiêu dùng cũng có thể phân biệt được bình thật, bình giả.

hiem hoa tu viec chiem giu binh gas trai phep
Bình gas giả có thể nhận thấy bằng mắt thường. Ảnh: TM

“Một lý do khác, đó là chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh. Thu gom bình chứa gas của đối thủ, giống như việc chiếm giữ tư liệu sản xuất, bên bị chiếm giữ sẽ không có đủ bình để sang chiết bán gas ra thị trường. Việc sản xuất ra một vỏ bình gas chi phí lớn hơn nhiều so với việc chiếm dụng bình của hãng khác rồi chế lại”, ông Như nói.

Theo quy định của pháp luật, các hãng gas không được phép chiếm dụng bình của nhau. Trước đó, năm 2013, tại Quảng Ninh đã xảy ra vụ án “cắt tai, mài vỏ”, chiếm dụng số lượng lớn vỏ bình hàng loạt hãng gas, r sang chiết gas trái phép. Giám đốc công ty chiếm dụng vỏ bình, sang chiết gas trái phép sau đó đã phải lĩnh 9 tháng tù treo.

Theo Huyên Nguyễn/ laodong.vn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này