Đem nghệ thuật đến gần với người lao động

10:45 | 31/08/2017
Hòa trong không khí cùng Công nhân viên chức lao động  (CNVCLĐ) Thủ đô hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9, Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Thành phố lần thứ XVI, Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô đã tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu cuộc sống”. Triển lãm thu hút đông đảo công chúng mê nhiếp ảnh và CNVCLĐ Thủ đô nhiệt tình hưởng ứng thăm quan.
dem nghe thuat den gan voi nguoi lao dong Triển lãm “Ảnh film & Hà Nội”: Ký ức về một thời cầm máy
dem nghe thuat den gan voi nguoi lao dong Nhiếp ảnh gia người Đức Sven Marquardt triển lãm ảnh ở Hà Nội
dem nghe thuat den gan voi nguoi lao dong Thú vị với triển lãm ảnh "10 năm - Vì tình yêu Hà Nội"
dem nghe thuat den gan voi nguoi lao dong Tuần này, tại Hà Nội diễn ra sự kiện giải trí hấp dẫn

88 sắc màu cuộc sống

Sự kiện này cũng chào mừng 32 năm ngày thành lập Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô, phát biểu khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu cuộc sống”, ông Nguyễn Ngọc Chính – Giám đốc Cung văn hóa nêu rõ, trong 32 năm qua, Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô luôn tổ chức, duy trì được gần 30 câu lạc bộ (CLB) theo sở thích của CNVCLĐ cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên đến sinh hoạt, sáng tạo, làm nòng cốt cho các hoạt động và phong trào của CNVCLĐ Thủ đô. CLB nhiếp ảnh Cung văn hóa được thành lập từ năm 1986, là một trong số những CLB tập hợp được nhiều thế hệ nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên và không chuyên và được nhiều người yêu thích. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh đến đây để sinh hoạt, sáng tác, hướng dẫn, hướng nghiệp đào tạo cho nhiều thế hệ cán bộ, CNVCLĐ Thủ đô.

dem nghe thuat den gan voi nguoi lao dong
Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ TP Hà Nội Vũ Kim Sơn tặng hoa và tham dự cắt băng khai mạc triển lãm “Sắc màu cuộc sống”. ảnh: Vương Trọng Toàn.

Với mong muốn đưa nghệ thuật đến gần hơn với CNVCLĐ, CLB nhiếp ảnh Cung văn hóa đã tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Sắc màu cuộc sống”. Tham gia triển lãm lần này có 88 bức ảnh của tác giả Ngô Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công đoàn Hà Nội và nhóm nghệ sĩ CLB Nhiếp ảnh Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô.

Các bức ảnh tham dự triển lãm phản ánh nhiều nét đẹp của cuộc sống như: Vẻ đẹp quê hương, đất nước trong “Xóm chài” của Nguyễn Văn Luận; “Buổi sáng trên đường Phan Đình Phùng” của Ngô Văn Minh; nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, lao động sản xuất, hoạt động công đoàn (CĐ) trong “Niềm vui người thợ” và “Những người thợ điện” của Nguyễn Tất Lộc, “Vận hành cấp nước” của tác giả Hiền Anh… Đặc biệt, tại triển lãm các hoạt động chung của các cấp CĐ Thủ đô cũng đã được khắc họa đậm nét hơn bao giờ hết, qua đó đã thực sự tạo được hiểu quả tích cực về giá trị nghệ thuật sâu sắc, sức lan tỏa rộng lớn trong công chúng nhân dân và CNVCLĐ.

“Ở Hà Nội hiện nay có vài chục CLB nhiếp ảnh và họ sinh hoạt rất thường xuyên, tuy nhiên để nói về điều kiện hoạt động và truyền thống thì có lẽ CLB Nhiếp ảnh Cung thuộc vào loại tốt nhất. Với bề dày thành tích của mình, CLB nhiếp ảnh Cung đã thu hút rất nhiều nhà nhiếp ảnh nổi tiếng của Việt Nam đến đây trực tiếp giảng dậy hoặc giúp đỡ, nói chuyện… từ Võ An Ninh đến Ninh Đăng Bình, Mai Lan, Đỗ Quốc Ân, Tô Hồng Nho… Từ đây, rất nhiều thế hệ học viên đã trưởng thành trở thành nhà nhiếp ảnh cứng cỏi, có tiếng” – nhà lý luận, phê bình Vũ Huyến.

Nói như ông Vũ Kim Sơn - Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, 88 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm như 88 bông hoa về các sắc màu cuộc sống, 88 gam màu khác nhau về tư duy, cung bậc sáng tạo của người nghệ sỹ. Song, tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều ẩn chứa bên trong bầu nhiệt huyết, ý thức chính trị và trách nhiệm của người nghệ sỹ cách mạng. Triển lãm lần này là nhịp cầu nối đưa hoạt động CĐ về gần với CNLĐ, để CNLĐ hiểu, tin yêu CĐ và cán bộ CĐ thấy được trách nhiệm của mình với CNLĐ, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, ổn định xã hội, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Mang đến cái đẹp và sự yêu đời

Theo tác giả Ngô Văn Minh, người đã có trên 20 năm làm cán bộ CĐ, nhưng phải đến năm 2010 mới học nhiếp ảnh tại CLB Nhiếp ảnh Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô nhưng với niềm đam mê nhiếp ảnh, ông luôn tranh thủ thời gian ngày nghỉ hoặc kết hợp tác nghiệp trong lúc tham gia các hoạt động CĐ, CNVCLĐ. Thông qua triển lãm lần này, ngoài việc “báo cáo” kết quả học tập của mình, tác giả Ngô Văn Minh cùng các thành viên trong CLB Nhiếp ảnh mong muốn thể hiện tình yêu và trách nhiệm của người cầm máy, góp phần xây dựng quê hương đất nước và tổ chức CĐ.

dem nghe thuat den gan voi nguoi lao dong
Một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm Sắc Màu.ảnh: Tuấn Dũng.

Có mặt tại triển lãm “Sắc màu cuộc sống”, nhà lý luận, phê bình Vũ Huyến rất ấn tượng với những bức ảnh chụp CNLĐ đang hăng say trong công việc. Theo nhà lý luận, phê bình Vũ Huyến, các tác giả có ảnh tham gia triển lãm lần này không phải là những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, không chuyên về ảnh, họ đến với nhiếp ảnh là để chơi vui và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình, do đó, các tác giả có thể chụp được nhiều loại đề tài khác nhau, nhiều loại nội dung khác nhau, cách tiếp cận cũng khác nhau… Điều mà tác giả Ngô Văn Minh cùng nhóm nghệ sỹ mình làm được, đó là sự khác biệt trong đôi mắt nhìn cuộc sống, đôi mắt của họ đã luôn đi tìm và lưu giữ lại những khoảnh khắc hay, đẹp trong cuộc sống, từ đó những sản phẩm này không chỉ làm đôi mắt họ đẹp hơn mà cũng khiến người xem cảm thấy yêu đời hơn.

“Trong suốt 32 năm qua, Cung văn hóa luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Trên cơ sở vật chất hiện có, Cung luôn tổ chức nhiều hoạt động xã hội nhằm thu hút CNVCLĐ đến sinh hoạt tại Cung văn hóa. Cung cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động VHVN – TDTT và các hoạt động khác xuống cơ sở nhằm từng bước nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động, góp phần cùng với CĐ thủ đô thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ” – Ông Nguyễn Ngọc Chính - Giám đốc Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô.

“Cái đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của con người trong lao động sản xuất, trong khi đó cuộc sống của người lao động luôn luôn hết sức đa dạng và có nhiều loại khác nhau, một người hay thậm chí một tập thể cũng không bao giờ khai thác hết được. Ngoài ra, ở một số mảng hoạt động, nếu không đi sâu, nắm sâu thì những tác phẩm sẽ chỉ là vẻ bề ngoài. Đây là cái khó đối với tất cả những người chụp về người lao động. Để chụp người lao động, tác giả phải mang vào đó tinh thần lạc quan, tinh thần làm chủ, tự giác, tính kỷ luật, niềm đam mê trong công việc…Điều này tác giả Ngô Văn Minh cùng nhóm của mình vẫn chưa thật tới” – nhà lý luận, phê bình Vũ Huyến cho hay.

Tuy nhiên, nhà lý luận Vũ Huyến góp ý thêm, nếu như sau các buổi triển lãm của mình, CLB Nhiếp ảnh Cung tổ chức thêm các buổi trao đổi rút kinh nghiệm cho từng tấm ảnh thì sẽ hoàn thiện hơn. “Triển lãm chỉ là một phần, phải coi nội dung trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệp, phải biết trao đổi lẫn nhau là một việc làm rất quan trọng trong sinh hoạt CLB. Điều này không chỉ CLB Nhiếp ảnh Cung mà nhiều CLB nhiếp ảnh khác vẫn chưa làm được” - nhà lý luận, phê bình Vũ Huyến nhấn mạnh.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này