Để công nhân không còn vi phạm giao thông:

Cần phải nâng cao kiến thức pháp luật

15:28 | 21/07/2017
Không chỉ hạn chế tác phong công nghiệp, thiếu ý thức kỷ luật  trong lao động sản xuất, một bộ phận không nhỏ CNLĐ, nhất là công nhân trẻ còn lơ là, bất cẩn, không nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, đe dọa sự an toàn tính mạng của chính mình và những người khác. Trước thực tế này, các cấp công đoàn đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông cho công nhân.
can phai nang cao kien thuc phap luat Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết về pháp luật lao động”
can phai nang cao kien thuc phap luat Nâng cao kiến thức pháp luật trong CNLĐ

Vô tư phạm luật

Làm công nhân trong KCN Sài Đồng (quận Long Biên), Lê Văn Bình (quê Bình Giang, tỉnh Hải Dương) thuê trọ tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Từ phòng trọ đến công ty chỉ mất chừng 15 phút, nhưng vì hay thức khuya, tụ tập cùng bạn bè rồi ngủ nướng nên hôm nào cũng sát giờ đi làm, Bình và 3 người bạn mới cuống cuồng rời phòng trọ.

can phai nang cao kien thuc phap luat
Gian trưng bày, tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông của CĐ ngành Giao thông vận tải Hà Nội tại Hội chợ hàng Việt Nam 2016. Ảnh Ngô Minh Hoàn

Chuyện bốn thanh niên đầu trần cùng đi làm trên một chiếc xe máy đã trở thành chuyện thường ngày. Bình thản nhiên giải thích: “Bốn anh em ở cùng phòng trọ, làm cùng công ty, đi một xe cho đỡ tốn xăng. Mà từ nhà trọ tới công ty cũng không xa, công nhân ở đây cũng toàn chở ba, chở bốn có sao đâu, chẳng mấy khi gặp cảnh sát giao thông”.

Nguyễn Thị Hoa (quê Hải Dương) - công nhân trong Cụm công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm lại luôn vội vã sau giờ tan ca chiều. Vì vội về đón con và chợ búa, cơm nước nên thay vì đi vòng đến đúng điểm rẽ sang đường theo quy định để về nhà trọ, Hoa lại vác xe đạp, chui qua một lỗ hổng tự tạo trên dải phân cách trên đường quốc lộ 5 để băng ngang đường.

Ở cấp cơ sở, nhiều CĐCS doanh nghiệp trong các KCN-CX cũng phối hợp với chủ doanh nghiệp triển khai các biện pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng vi phạm an toàn giao thông của công nhân như tại Công ty TNHH Toto Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long) đã thành lập đội kiểm tra an toàn giao thông nhằm giám sát việc tham gia giao thông của công nhân, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời.

Với những biện pháp như trên, hy vọng tình trạng vi phạm an toàn giao thông trong công nhân sẽ hạn chế.

“Biết sang đường như vậy là nguy hiểm nhưng vì em vội quá nên phải tranh thủ từng phút. Mà cũng không phải chỉ có một mình em sang đường theo kiểu này. Giờ tan tầm, hầu hết người dân và công nhân đều băng qua lỗ hổng này để về nhà”- Hoa cho biết.

Trong khi đó, dù chẳng vội đón con hay làm việc nhà nhưng Trần Tuyết Nhung (quê Lý Nhân, Hà Nam), công nhân trong KCN Đài Tư (quận Long Biên), cũng thường xuyên đạp xe ngược chiều để nhanh đến lối rẽ về nhà. Nhung giải thích: “Em chỉ đi ngược chiều có một đoạn ngắn, chỗ này lại không có cảnh sát giao thông, lo gì. Công nhân ở đây người nào mà chẳng vậy…”.

Đúng như lời Nhung, theo quan sát của phóng viên, tuyến Quốc lộ 5 chạy qua khu công nghiệp Đài Tư và Sài Đồng, trung bình mỗi ngày có hàng trăm lượt xe tải các loại lưu thông theo hướng Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Thay vì đi đúng phần đường dành cho xe máy như quy định, nhiều công nhân vô tư chạy lấn sang làn dành cho xe tải để dễ... "luồn, lách". Nhiều trường hợp chạy ngược chiều để nhanh đến lối rẽ về nhà, bất chấp nguy hiểm.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho công nhân

Không riêng ở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, quận Long Biên, tình trạng công nhân thiếu ý thức chấp hành luật lệ giao thông, cũng diễn ra ở nhiều KCN khác trên địa bàn Thành phố như KCN Quang Minh (huyện Mê Linh), KCN Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), KCN Bắc Thăng Long (huyện Đông Anh)...

Vi phạm phổ biến nhất là trường hợp công nhân sau khi rời khỏi cổng KCN thường điều khiển xe máy bằng một tay, không đội mũ bảo hiểm, chở kẹp ba, kẹp bốn, dàn hàng ngang, vừa đi vừa trêu đùa, hoặc lạng lách, đánh võng...

Ngoài ra, một số công nhân điều khiển phương tiện đi tắt, chạy ngược chiều hoặc đi bộ chui qua dải phân cách, rất nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông. Sự lơ là, chủ quan, không tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông của người dân và công nhân chính là nguyên nhân gây ra không ít vụ tai nạn thương tâm.

Trước thực trạng trên, thời gian qua, các cấp công đoàn từ Trung ương tới cơ sở đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành giao thông cho CNLĐ. Điển hình, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ký chương trình phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia với mục tiêu hướng đến bảo đảm trật tự ATGT tại các khu, cụm công nghiệp.

Theo đó, hai bên xây dựng các mô hình điểm về công tác tuyên truyền bảo đảm trật tự ATGT, văn hóa giao thông tại các khu, cụm công nghiệp; tuyên truyền chủ sử dụng lao động bố trí giờ làm hợp lý, tránh ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông; vận động các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp triển khai tốt công tác vận chuyển đưa đón người lao động; thí điểm giảm giá vé xe buýt cho công nhân; thí điểm xây dựng mô hình đoạn đường tổ công nhân tự quản, có cơ chế để tổ công nhân tự quản bảo đảm trật tự ATGT được duy trì hoạt động tốt; phối hợp phát hiện và tham gia khắc phục kịp thời các yếu tố hạ tầng có nguy cơ mất ATGT; đề xuất xây dựng điểm, chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông ở các khu công nghiệp xa nội thị; vận động lao động xa quê đón xe khách đúng điểm quy định…

Tại Hà Nội, các cấp Công đoàn Thành phố cũng có nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông cho công nhân. Cụ thể, các cấp công đoàn đã tích cực tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố đến đội ngũ CNLĐ, trong đó, chú ý đặc biệt tuyên truyền về các nội dung của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 171 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực ATGT đường bộ và đường sắt, tổ chức tuyên truyền lồng ghép Luật Giao thông đường bộ vào các kỳ họp giao ban, các buổi tuyên truyền thành lập công đoàn cơ sở, các buổi sinh hoạt tổ công đoàn...

Ngoài ra, các cấp công đoàn còn tổ chức, phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền bằng nhiều hình thức, cấp phát tài liệu, tờ rơi, áp phích tại cơ sở và các khu nhà trọ của CNLĐ giúp nâng cao nhận thức của mọi người tuân thủ, chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, góp phần làm giảm thiểu TNGT, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, trong các tầng lớp CNLĐ.

Điển hình, tại hội chợ hàng Việt năm 2016 do LĐLĐ Thành phố tổ chức, CĐ ngành Giao thông vận tải Hà Nội đã tổ chức gian hàng trưng bày những hình ảnh về trật tự an toàn giao thông và hướng dẫn làm thẻ xe buýt cho công nhân khu công nghiệp và phục vụ nhân dân trên địa bàn thu hút đông đảo CNVCLĐ tham gia đồng thời phát tờ rơi, tài liệu về Luật an toàn giao thông đường bộ, sơ đồ các tuyến buýt khu vực nội ngoại thành của Thủ đô tới CNLĐ.

Ngọc Tú

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này