Ngôi làng lưu giữ nhiều tục lệ độc đáo... giữa lòng Thủ đô

17:31 | 21/07/2017
Cả làng từ người già đến trẻ nhỏ không ai được gọi người sinh ra mình hay nuôi dưỡng mình là bố. Câu chuyện nghe tưởng đùa này không ở đâu xa mà ngay tại ngôi Làng Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội)  cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 15km.
tin nhap 20170721142807 Xem trai làng tô son, đánh má hồng
tin nhap 20170721142807 Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống
tin nhap 20170721142807 Nhớ quai thao Triều Khúc

Tục không được gọi “bố”

Đi khắp phố phường Hà Nội mới thấy Triều Khúc là một trong số ít những ngôi làng hiếm hoi còn giữ được nét xưa đậm chất “làng”. Từ giếng nước, cây đa, sân đình hay những con đường đất đến những ngôi nhà mái ngói cổ kính rêu phong với những dấu chữ Hán còn ghi lại khiến cho con người ta khi đến đây mới cảm nhận được ngôi làng như một thanh âm trong trẻo giữa một bản nhạc sô bồ của xã hội hiện đại.

tin nhap 20170721142807
Một góc ngôi Làng Triều Khúc.

Không chỉ là những giá trị vật chất mà những giá trị tinh thần vẫn luôn được lưu giữ, bảo tồn nguyên vẹn với một niềm tự hào của người dân. Trong đó, có một tục lệ vô cùng đặc sắc đó là tục không được gọi “bố”. Cụ cai làng Nguyễn Huy Oanh tâm sự: “ Tục lệ này đã từ xa xưa lắm. Cụ cũng chẳng rõ được là ngày tháng năm nào nhưng nó như đi vào sâu ý thức của người dân và mọi người nơi đây trân trọng, rất giữ cái lệ này như chính cuộc sống thường ngày của họ vậy. Và tục lệ này cũng duy chỉ có ở đây chứ chẳng thể là ở đâu khác.”

Quan sát cuộc sống ở đây, từ những đứa trẻ nhỏ chập chững biết đi đến các bác, các cụ không mấy ai nhắc đến từ “bố”. Cụ Oanh chia sẻ thêm: “ Trước thời bình vốn người dân ngoài Bắc mình nếu nơi nào không gọi là bố thì hay xưng con với thầy u, đến sau thời bình, từ ngày giải phóng miền Nam, dân mình cũng du nhập gọi cha là ba. Vì không phạm húy tục lệ của làng nên gọi cha, thầy hay ba thì đều thoải mái hết.”

Vị trí ngôi làng xung quang có nhiều trường đại học lại vốn gần trung tâm nên người dân từ các nơi khác đến làm ăn ngày một đông. Họ là dân ngoại địa khi mới đến đều không nắm được những tục lệ nơi đây thế nhưng tục lệ này tại làng Triều Khúc được người dân làng luôn nghiêm ngặt gìn giữ vậy nên tất cả những người ngoài đến một thời gian đều sửa đi cách xưng hô của mình.

Ai là “Bố” của dân làng

Tục lệ kiêng gọi bố của dân làng xuất phát từ một truyền thuyết rất hay và được cụ cai làng Huy Oanh chia sẻ “Làng Triều Khúc là nơi Phùng Hưng đặt đại bản doanh để đánh thành Tống Bình. Như thế là một vinh dự cho làng Triều Khúc, cho nên ở nghi môn đình bây giờ vẫn còn đôi câu đối: An Nam tráng khí sơn hà tại/Bình Bắc du linh thảo mộc chi. Tức là “Khí mạnh dựng trời Nam, núi sông còn mãi/Oai thiêng trừ giặc Bắc, cỏ cây còn ghi”. Phùng Hưng đem quân tiến về Tống Bình, suốt dọc đường hành quân, dân chúng nô nức kéo nhau đón mừng nghĩa quân như đi hội. Nhiều người nhập đoàn quân, nên khi các đạo quân tiến sát chân thành Tống Bình, thì Đô hộ phủ như một cù lao, giữa biển người mang binh khí trùng điệp. Cao Chính Bình lo sợ phát bệnh mà chết. Đô quan Phùng Hưng kéo quân vào thành Tống Bình dựng nền tự chủ, trị nước.

Quan sát cuộc sống ở đây, từ những đứa trẻ nhỏ chập chững biết đi đến các bác, các cụ không mấy ai nhắc đến từ “bố”. Cụ Oanh chia sẻ thêm: “ Trước thời bình vốn người dân ngoài Bắc mình nếu nơi nào không gọi là bố thì hay xưng con với thầy u, đến sau thời bình, từ ngày giải phóng miền Nam, dân mình cũng du nhập gọi cha là ba. Vì không phạm húy tục lệ của làng nên gọi cha, thầy hay ba thì đều thoải mái hết.”

Ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (728) Phùng Hưng lên ngôi Vua và mất năm Mậu Thìn 788. Ngài mất khiến nhân dân cảm thấy như mất cha, mất mẹ. Thời xưa gọi Cha là Bố, Mẹ là Cái nên người dân tôn hiệu Phùng Hưng là: Bố Cái đại vương. Tiếp nối cha, con của Phùng Hưng là Phùng An lên ngôi trị vì đất nước.

Để tỏ lòng thành kính và biết ơn, dân làng Triều Khúc kiêng 4 chữ Hưng – tên Ngài, An – tên con trai Ngài, Bố - là Cha và Cái – là Mẹ”

Cụ Nguyễn Thái - Hội trưởng hội Người cao tuổi trong làng năm nay cụ đã 78 tuổi nhưng vẫn tinh thông, còn nhớ rõ “Trong Ngọc phả của làng vẫn ghi rõ phải kiêng 4 chữ đó. Người dân ở đây cực kỳ kiêng kỵ và không ai dám đặt tên con theo bốn chữ đó vì sợ phạm húy. Người nơi khác có đến đây thì kiểu gì cũng phải tuân theo luật lệ của làng. Nếu mà có tên giống cũng phải gọi lái đi”. Người dân làng Triều Khúc rất yêu làng và tràn đầy niềm tự hào về làng. Như cụ Thái còn sáng tác những bài thơ ca ngợi về làng quê mình với những vần thơ đượm chất trữ tình và ngập tràn tình yêu. Một số bài thơ như “Nhớ ơn nghề tổ”, “Hội quê tháng tám”, “Giếng nước quê em”, “Một thoáng quê hương”... Cụ cũng như những người dân nơi đây luôn tràn ngập trong tim tình cảm yêu mến vô bờ bến đối với quê hương mình.

Hằng năm, từ ngày 10-12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng Triều Khúc lại tưng bừng mở hội và rước kiệu Ngài quanh làng. Trong lễ hội, điệu múa “con đĩ đánh bồng” – nam giả nữ để múa trống được nhiều người quan tâm. Theo tương truyền, đó là điệu múa do Bố Cái đại vương sáng tạo ra để mua vui cho binh lính đi đánh giặc xưa kia.

Phong Lan

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này