Những bí quyết "vàng"khi ứng xử với đồng nghiệp

19:24 | 12/07/2017
Không khí làm việc tạo nên hứng khởi trong công việc, và đồng nghiệp chính là người giúp bạn tạo nên niềm hứng khởi đó. Vậy làm thế nào để luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp của bạn?
nhung bi quyet vangkhi ung xu voi dong nghiep Đạp xe đi làm, công việc bớt căng thẳng
nhung bi quyet vangkhi ung xu voi dong nghiep Bạn làm gì để tạo ấn tượng tốt trong ngày đầu đi làm
nhung bi quyet vangkhi ung xu voi dong nghiep 10 lời khuyên hiệu quả để duy trì mối quan hệ tốt trong công việc
nhung bi quyet vangkhi ung xu voi dong nghiep Hà Nội ban hành quy chế văn hóa nơi công sở

Luôn thực hiện nguyên tắc: Tôn trọng

Dù ở bất cứ đâu, không riêng gì công sở, bạn cũng cần học cách tôn trọng và phải luôn tuân thủ nguyên tắc này.

Trong văn hoá giao tiếp ứng xử, tôn trọng đồng nghiệp sẽ là cầu nối xây dựng mối quan hệ lâu dài. Một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ giúp bạn dễ thành công, tạo cân bằng cho cuộc sống.

Nếu muốn góp ý cho đồng nghiệp bạn cần biết nội dung và cách nói sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng người đón nhận, vì vậy hãy dùng thái độ nhẹ nhàng và lịch thiệp để nói với đồng nghiệp.

nhung bi quyet vangkhi ung xu voi dong nghiep
Một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp luôn mang lại hứng khởi trong công việc. Ảnh minh hoạ, nguồn Internet.

Nguyên tắc về tài chính

Nguyên tắc minh bạch về tài chính là nguyên tắc "vàng" trong mối quan hệ nơi công sở. Với nơi công sở, để duy trì sự thân thiết, hoà đồng giữa mọi người với nhau bạn nên tuân thủ nguyên tắc này để tránh làm mất uy tín, danh dự chỉ vì tiền bạc.

Bạn cần rõ ràng và minh bạch, chính xác các khoản thu chi, không gian lận trong mọi tình huống.

Xử lý các khó khăn nhanh chóng

Có phải công việc của bạn lúc nào cũng thuận lợi không? Câu trả lời là không, ít nhất không phải lúc nào cũng trôi chảy. Cá tính và sự ưu tiên trong công việc sẽ khó tránh khỏi việc va chạm với đồng nghiệp và là cơ sở để từ mâu thuẫn nhỏ trở thành nghiêm trọng hoá vấn đề nếu cả hai bên đều cố chấp. Một cách hiệu quả nhất để xử lý các khó khăn cá nhân này là “đương đầu” với nó bằng thái độ tích cực (mà không cần phải có sự can thiệp của cấp trên).

Trước và sau công việc, hãy tập trung vào phương pháp việc giải quyết xung đột và đi gặp người mà bạn đang có những khúc mắc để giải quyết hết vấn đề. Giải thích bình tĩnh và hợp lý rằng khả năng giữa hai người là làm việc một cách lịch sự, chuyên nghiệp với nhau, không nên để tâm lý của cả hai bị ảnh hưởng bởi những tranh cãi cá nhân. Bạn và đồng nghiệp không cần bắt buộc với phải thích nhau, nhưng các bạn phải tiếp tục làm việc với nhau một cách bình đẳng và cố gắng hết sức cho công việc.

Hãy hỗ trợ chứ không làm hết mọi việc giúp đồng nghiệp

Không có gì sai khi bạn cởi mở, thân thiện và hay giúp đỡ người khác trong công việc. Tuy nhiên đừng gây ấn tượng với những người khác rằng bạn là một đối tượng dễ dàng bị “thao túng” để làm các công việc của người khác, trong khi bản thân họ không tự sắp xếp thời gian.

Chỉ giúp đỡ đồng nghiệp ở những trường hợp có thể, còn bản thân họ phải có trách nhiệm trong công việc của mình. Ngay chính bạn cũng vậy, nếu lúc nào cũng sẵn sàng làm các công việc thừa của người khác, mặc dù kết quả là đã giúp họ thoát khỏi gánh nặng công việc nhưng về lâu về dài, bạn sẽ thấy rằng chất lượng việc của mình giảm sút.

Cẩn thận khi nhận xét về người khác

Tốt nhất là bạn nên từ chối thảo luận về tính xấu hoặc điểm yếu của người khác khi được gợi ý. Hạ thấp người khác để tự nâng mình lên là việc làm lãng phí thời gian. Hơn nữa, nó còn thể hiện sự tiêu cực, đặc biệt trong công sở, tinh thần đồng đội và nhuệ khí làm việc chung của mọi người sẽ giảm sút nghiêm trọng. Đồng nghiệp cũng có thể hành động tương tự với bạn nếu bạn cất giọng chống lại họ. Do đó, đừng để những câu chuyện phiếm kiểm soát cuộc sống công sở của bạn.

nhung bi quyet vangkhi ung xu voi dong nghiep
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet

Xác định thời gian tán gẫu

Không thể phủ nhận rằng việc tán gẫu than khổ với các đồng nghiệp là một cách giảm stress và lo lắng, thúc đẩy các mối quan hệ và sự đoàn kết, lập các dự án trong tương lai. Tuy nhiên, tốt nhất nên giới hạn những chuyện phiếm như thế ở một thời gian thích hợp. Đừng chuyển thời gian làm việc của mình và đồng nghiệp thành thời gian chơi. Có thể đồng nghiệp hưởng ứng nhưng cũng không tránh khỏi việc gây khó chịu khi làm mất thời gian của họ, ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và cả hình ảnh chuyên nghiệp của bạn nơi công sở.

Bạn có thể trò chuyện với các đồng nghiệp khi nghỉ giải lao uống cà phê hoặc ăn trưa nếu bạn muốn cập nhật thông tin. Không nên để một cuộc trò chuyện trong thời gian làm việc kéo dài tới hơn 20 phút về một thứ hoặc một ai đó. Tốt nhất cố kìm nén chúng cho tới khi kết thúc công việc nhé.

Cẩn trọng với những lời hứa

Nếu bạn muốn đưa ra cam kết nào đó, trước hết hãy đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện chúng. Nhớ rằng cách dễ nhất để mọi người mất niềm tin ở bạn là hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều. Đồng nghiệp và sếp coi bạn như một người vô trách nhiệm và cảnh giác với bạn khi thực hiện các dự án trong tương lai. Vì vậy, hãy cẩn trọng với những lời hứa của mình và luôn giữ chữ tín.

Dành thời gian tạo dựng quan hệ

Bạn đã bao giờ nghe câu: “Làm để sống - Đừng sống để làm” chưa? Thật khó để phân tách giữa các công việc riêng tư và chuyên môn, nên nếu bạn chỉ “cắm đầu” vào làm việc mà bỏ quên thời gian quý báu cho gia đình, bạn bè và các mối quan tâm khác, thật khó để có thành công trọn vẹn. Do đó, hãy dành chút thời gian và chủ động tạo các mối quan hệ có lợi cho cả hai bên với đồng nghiệp và gia đình của bạn. Điều này sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích.

Khánh Ly (Tổng hợp)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này