Nỗ lực vượt khó cùng công nhân lao động

14:26 | 27/06/2017
Qua 5 năm triển khai, hoạt động Tháng Công nhân của Tổng Liên đoàn đã có nhiều đổi mới, sáng tạo,tạo dấu ấn và lan tỏa trong xã hội. 
no luc vuot kho cung cong nhan lao dong Công nhân lao động háo hức đến "phiên chợ" tư vấn
no luc vuot kho cung cong nhan lao dong Nỗ lực hiện thực hóa “giấc mơ an cư” cho công nhân

Với phương châm "Cùng công nhân vượt khó", “Chăm lo đời sống công nhân”, 5 năm (2012-2015) và năm 2017, đã có 541.100 CNVCLĐ được các cấp CĐ thăm hỏi, hỗ trợ khó khăn với trị giá hơn 148 tỷ đồng.

Nhiều hoạt động hướng đến người lao động

Theo kế hoạch đề ra, giai đoạn 2012-2015, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam hướng dẫn các LĐLĐ địa phương, Công đoàn (CĐ) ngành tổ chức Tháng Công nhân hàng năm với 5 hoạt động: Tuyên truyền, giáo dục; kiểm tra, giám sát; tổ chức phong trào thi đua; tổ chức gặp gỡ, giao lưu, đối thoại, thăm hỏi CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, CNLĐ bị tai nạn lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên đợt 1/5.

no luc vuot kho cung cong nhan lao dong
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tặng quà cho CNLĐ nhân Tháng Công nhân. Ảnh: Nguyễn Công

Năm 2016, công tác chỉ đạo Tháng Công nhân của Tổng LĐLĐVN có nhiều đổi mới, sáng tạo, tạo dấu ấn và lan tỏa trong xã hội, tạo sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, địa phương và các lực lượng xã hội: Lần đầu tiên, nhiều hoạt động được tổ chức đồng loạt, xuyên suốt từ Tổng LĐLĐVN đến cơ sở, như: Kỷ niệm 130 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5; chương trình “Tự hào Trí tuệ lao động Việt Nam”; “Cảm ơn thành viên”; tổ chức các hoạt động để người lao động “Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn”; tổ chức các hoạt động tuyên truyền; đặc biệt xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình Thủ tướng gặp gỡ CNLĐ các tỉnh, thành phố khu vực kinh tế trọng điểm miền Nam tại Đồng Nai. Lần đầu tiên trong công tác chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN, “Tết Lao động” được khẳng định là niềm tự hào của người lao động cả nước.

Hoạt động đối thoại, gặp gỡ giữa cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động với người lao động nhằm chia sẻ nguyện vọng, đề xuất kiến nghị được các cấp CĐ triển khai hiệu quả. Theo kết quả tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ, các cấp CĐ đã tổ chức 18.851 cuộc đối thoại với CNVCLĐ.

Tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đối thoại về 31 nội dung với công nhân khu công nghiệp năm 2016, trong đó có 22 nội dung được giải quyết. Tại cuộc đối thoại năm 2017, đã có 64 ý kiến của CNLĐ được gửi đến Chủ tịch UBND TP; trong đó, nhiều vấn đề đã có câu trả lời ngay lập tức, như: Bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, triển khai hệ thống wifi miễn phí giúp CNLĐ tiếp cận được thông tin nhiều hơn.

Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ, 5 năm (2012-2016) và năm 2017, các cấp CĐ đã tổ chức 143.524 cuộc/buổi/lớp tuyên truyền cho hơn 10 triệu lượt đoàn viên, CNVCLĐ với nhiều nội dung thiết thực. Thông qua tuyên truyền, các cấp CĐ đã phát hiện, giới thiệu 73.396 đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, trong đó có 44.158 người được kết nạp.

Các hoạt động văn nghệ, thể thao diễn ra tại cơ sở, đem lại lợi ích về văn hóa tinh thần cho CNLĐ. 5 năm qua và năm 2017, đã có 261.661 lượt cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 39.937 hoạt động văn nghệ, thể thao với tổng số hơn 2,8 triệu lượt người tham gia, trong đó có 151.428 doanh nghiệp tổ chức.

Tiêu biểu là chương trình văn nghệ “Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát” của LĐLĐ TP Hà Nội với 6 cuộc cho trên 1.500 CNLĐ. Ở các LĐLĐ địa phương khu vực phía Nam, chương trình “Giờ thứ 9” trở thành sân chơi điểm hẹn trong Tháng Công nhân với hình thức tổ chức rất gần gũi, quần chúng, hấp dẫn công nhân như “Hát cho nhau nghe”, “Hát với nhau”, “Hát cùng ca sĩ”…

Đặc biệt, chương trình “Tự hào Trí tuệ lao động Việt Nam”, từ kết quả phong trào phát huy sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ hàng năm, các cấp CĐ đã vinh danh và lựa chọn để tham gia chương trình “Tự hào Trí tuệ lao động Việt Nam” do Tổng LĐLĐVN tổ chức. 2 năm (2016-2017), đã có 105 sản phẩm tiêu biểu trưng bày tại 2 cuộc triển lãm , trong đó có 20 sản phẩm được được Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN tặng bằng khen.

Những địa phương, ngành có nhiều sản phẩm tiêu biểu được trưng bày và tôn vinh là: LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, LĐLĐ TP Hà Nội, LĐLĐ TP Đà Nẵng; CĐ Dầu khí Việt Nam, CĐ Thông tin và Truyền thông…

Nhân Tháng Công nhân, 5 năm qua và năm 2017, đã có 43.193 đoàn viên, CNVCLĐ được CĐ tôn vinh, biểu dương công nhân lao động tiêu biểu; 23.361 đoàn viên, CNVCLĐ được chính quyền, doanh nghiệp tôn vinh, biểu dương.

“Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn” cho mỗi đoàn viên

Với phương châm "Cùng công nhân vượt khó", “Chăm lo đời sống công nhân”, theo tổng kết của Tổng LĐLĐVN, 5 năm và năm 2017, đã có 541.100 CNVCLĐ được thăm hỏi, hỗ trợ khó khăn với trị giá hơn 148 tỷ đồng, trong đó từ nguồn tài chính công đoàn là hơn 87 tỷ đồng; từ chính quyền, doanh nghiệp là hơn 27 tỷ đồng; từ nguồn xã hội hóa là hơn 23 tỷ đồng.

Qua đó, đã có 5.839 “Mái ấm Công đoàn” được xây mới, sửa chữa cho công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với trị giá hơn 132 tỷ đồng, trong đó từ nguồn tài chính CĐ là hơn 72 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của chính quyền, doanh nghiệp gần 7,3 tỷ đồng, từ nguồn huy động xã hội hóa hơn 44 tỷ đồng.

5 năm qua, đã có hàng nghìn CNLĐ được khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí; được can thiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng. Một số địa phương, ngành tiêu biểu trong chăm lo đời sống công nhân là các CĐ ngành: CĐ Dệt May, CĐ Dầu khí, CĐ Điện lực…

Quá trình triển khai, ở một số địa phương, ngành như LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long, đã xuất hiện nhiều mô hình chăm lo cho người lao động tại doanh nghiệp có tổ chức CĐ, như “Bông hồng sáng kiến” , nhà ăn ca tự chọn , “Vườn rau an toàn” để sử dụng vào việc nấu ăn cho công nhân... Để “cảm ơn” những doanh nghiệp “Vì người lao động”, một số địa phương như LĐLĐ TP Hồ Chí Minh tổ chức tuyên dương 34 doanh nghiệp chăm lo tốt cho công nhân...

Các cấp CĐ cũng đã hướng dẫn các CĐCS doanh nghiệp rà soát, ký kết thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động. Đặc biệt, từ năm 2016, đã có 18.851 doanh nghiệp có tổ chức CĐ cam kết “Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn cho người lao động”; đã có 6,261 doanh nghiệp tổ chức nâng cao tay nghề; đã có 481.901 CNLĐ tham gia, trong đó có 203.131 người được nâng tay nghề, bậc thợ.

Đặc biệt, các cấp CĐ phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động tại 29.891 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trong đó có 22.710 doanh nghiệp; tiếp nhận 3.405 đơn thư, trong đó có 2.678 đơn thư của công nhân và giải quyết 1.795 đơn thư của công nhân.

Hoạt động đối thoại, gặp gỡ giữa cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động với người lao động nhằm chia sẻ nguyện vọng, đề xuất kiến nghị được các cấp CĐ triển khai hiệu quả. Theo kết quả tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ, các cấp CĐ đã tổ chức 18.851 cuộc đối thoại với CNVCLĐ.

Tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đối thoại về 31 nội dung với công nhân khu công nghiệp năm 2016, trong đó có 22 nội dung được giải quyết. Tại cuộc đối thoại năm 2017, đã có 64 ý kiến của CNLĐ được gửi đến Chủ tịch UBND TP; trong đó, nhiều vấn đề đã có câu trả lời ngay lập tức, như: Bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, triển khai hệ thống wifi miễn phí giúp CNLĐ tiếp cận được thông tin nhiều hơn.

Đặc biệt, cụ thể hóa chủ đề hoạt động CĐ của năm là “Vì lợi ích đoàn viên CĐ”, trong Tháng Công nhân, các cấp CĐ đẩy mạnh thỏa thuận ký kết với các đối tác triển khai chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên CĐ”.

Năm 2017, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Tổng LĐLĐVN tiếp tục ký kết chương trình “Phúc lợi đoàn viên CĐ” với 8 đối tác mới; khởi công thiết chế CĐ đầu tiên tại tỉnh Quảng Nam. Các địa phương như: LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên- Huế; LĐLĐ tỉnh Bình Dương… ký kết thỏa thuận với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.

Bảo Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này