Hội thảo Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt-May Hà Nội

15:39 | 06/05/2017
Mới đây, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và  Hội Dệt may TPHà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thảo xây dựng Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt-May Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong chương trình phối hợp tổ chức thương lượng và ký kết TƯLĐTT ngành Dệt-May Hà Nội giữa hai đơn vị.
hoi thao thoa uoc lao dong tap the nganh det may ha noi CĐ ngành Dệt-May Hà Nội: Cần sớm ký kết TƯLĐTT cấp ngành
hoi thao thoa uoc lao dong tap the nganh det may ha noi CĐ ngành Dệt - May Hà Nội: Tập huấn về kỹ năng thương lượng
hoi thao thoa uoc lao dong tap the nganh det may ha noi Thỏa ước lao động tập thể: Công cụ quan trọng bảo vệ quyền lợi của NLĐ

Tới dự hội thảo có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Tâm, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam; Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ Thành phố.

Sau 5 tháng đối thoại, thương lượng, dự thảo TƯLĐTT ngành Dệt-May Hà Nội được Ban soạn thảo xây dựng gồm 5 chương và 16 điều, được căn cứ theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

hoi thao thoa uoc lao dong tap the nganh det may ha noi

Các ý kiến tham gia đóng góp tại Hội thảo đã khẳng định TƯLĐTT ngành phù hợp với thực tế chung trong toàn ngành và đơn vị cơ sở, bản TƯLĐTT có nhiều điều, khoản quy định cao hơn Luật như: Tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp, chất lượng dinh dưỡng bữa giữa ca, các chế độ phúc lợi xã hội … song một số nội dung cần chỉnh sửa ngắn gọn, rõ ý để cơ sở thuận lợi trong triển khai thực hiện.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam, trong đó, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Phó Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam biểu dương Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội là đơn vị cấp trên cơ sở thứ hai trên toàn quốc tích cực xây dựng được TƯLĐTT ngành. Đồng chí yêu cầu hội thảo phải xác định các nội dung đưa ra trong thỏa ước là cao hơn Luật định, các đại biểu cần trao đổi kỹ các nội dung và đi đến thống nhất để bản TƯLĐTT ngành sớm đi vào thực tế đời sống CNLĐ.

Đồng chí Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ thành phố cũng phát biểu đề nghị các đại biểu quan tâm trao đổi sâu về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các chế độ chính sách đối với lao động nữ, vì ngành dệt may là ngành đặc thù có gần 90% lao động nữ.

Thay mặt Công đoàn Ngành và Hội Dệt May thành phố, đồng chí Đinh Văn Viện, Chủ tịch Công đoàn Ngành Dệt May Hà Nội đã tiếp thu toàn bộ các ý kiến tham gia của đại biểu và sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh thỏa ước và sớm ký kết TƯLĐTT ngành đáp ứng nguyện vọng của CNLĐ và đoàn viên Công đoàn trong toàn ngành.

Ngọc Tú

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này