Nâng cao vai trò của Công đoàn trong giải quyết đình công

14:14 | 11/04/2017
Từ 10-11/4, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện FES tại Hà Nội tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về chương XV giải quyết tranh chấp và đình công- kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức”.
nang cao vai tro cua cong doan trong giai quyet dinh cong Đối thoại định kỳ: Giải tỏa khúc mắc trong quan hệ lao động
nang cao vai tro cua cong doan trong giai quyet dinh cong Công đoàn tham gia tố tụng dân sự: Cần có cán bộ chuyên trách
nang cao vai tro cua cong doan trong giai quyet dinh cong Không xảy ra tranh chấp lao động trên địa bàn Thành phố

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính nhấn mạnh: Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề quan trọng đối với hoạt động của tổ chức CĐ những năm qua.

Theo thống kê, từ năm 1995 đến nay, cả nước xảy ra trên 6.000 cuộc đình công, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân từ quy định của pháp luật chưa chặt chẽ. Nhiều năm qua, những quy định về tranh chấp lao động được sửa đổi nhiều lần, nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả, chưa thực sự đi vào cuộc sống.

nang cao vai tro cua cong doan trong giai quyet dinh cong

Hội thảo “Góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) về chương XV giải quyết tranh chấp và đình công- kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức”.

Theo Phó Chủ tịch Mai Đức Chính, việc sửa đổi Luật Lao động lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao vai trò của tổ chức CĐ trong việc giải quyết những tranh chấp và đình công của người lao động. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, đặc biệt là tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại tự do quan trọng, vì vậy, những vấn đề liên quan đến tổ chức CĐ, trong đó có việc tranh chấp và đình công rất quan trọng. Đặc biệt, cần phải quan tâm, giải quyết trong tương lai làm sao để CĐ Việt Nam chính là tổ chức đại diện cho người lao động khi xảy ra tranh chấp và đình công.

Trong 2 ngày (10-11/4), hội thảo này sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp thực tế từ các địa phương cũng như kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức, đề ra các giải pháp sửa đổi Bộ luật Lao động, trong đó có vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, đình công.

Bảo Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này