Giúp lao động đi làm việc ở nước ngoài: Tự bảo vệ mình

15:55 | 20/12/2016
Báo LĐTĐ số 150 ngày 15/12/2016 có bài”Bảo vệ lao động Việt Nam tại nước ngoài: Cần phối hợp công đoàn các nước”. Để cung cấp tới các cơ quan chức năng, các cấp công đoàn và bạn đọc về vấn đề này, LĐTĐ tiếp tục phản ánh những vụ việc điển hình về khó khăn mà NLĐ gặp phải cũng như sự vào cuộc của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền của NLĐ khi đi làm việc tại nước ngoài.
giup lao dong di lam viec o nuoc ngoai tu bao ve minh 75% người lao động không biết đơn vị tuyển dụng hợp pháp
giup lao dong di lam viec o nuoc ngoai tu bao ve minh Nỗ lực bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
giup lao dong di lam viec o nuoc ngoai tu bao ve minh Lao động làm việc ở ngoài bỏ trốn xử lý thế nào?

Thiếu trầm trọng thông tin tin cậy về XKLĐ

Nhằm góp phần nâng cao năng lực của tổ chức CĐ trong bảo vệ NLĐ di cư, Quỹ Châu Á đã hỗ trợ Tổng LĐLĐVN thực hiện “Dự án nghiên cứu nhằm tăng cường bảo vệ quyền cho LĐVN ra nước ngoài làm việc”. Trong khuôn khổ dự án này, từ tháng 8-9.2016, Tổng LĐLĐVN đã tiến hành khảo sát về vấn đề NLĐ đi làm việc gặp phải trong quá trình làm hồ sơ đi XKLĐ tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Ngãi.

giup lao dong di lam viec o nuoc ngoai tu bao ve minh
Thị trường Hàn Quốc đứng đầu về thu hút số lượng LĐ nhưng cũng là thị trường có số LĐ bỏ trốn đông nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số LĐVN đi làm việc ở nước ngoài xuất thân từ nông thôn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp; ít thông tin và hiểu biết về văn hóa, pháp luật thuộc lĩnh vực đưa LĐVN đi làm việc ở nước ngoài, về năng lực của các DN, tổ chức đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thiếu thông tin về thị trường LĐ ở nước đến; ngoại ngữ yếu; kỷ luật LĐ và tác phong làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp, công nghệ cao…

Khi được hỏi về việc tiếp cận thông tin XKLĐ, 53% NLĐ cho biết họ tiếp cận qua môi giới. Đáng lưu ý là có đến 78% NLĐ không biết đến bất kỳ điều khoản nào trong Hợp đồng lao động (tại Phú Thọ là 82%; Thanh Hóa và Quảng Ngãi 76%).

Theo ông Trần Văn Tư- Trưởng Phòng Chính sách kinh tế xã hội (Tổng LĐLĐVN), hiểu biết về pháp luật, các kiến thức về di cư an toàn của NLĐ trong quá trình tìm hiểu thông tin, tham gia làm thủ tục đi XKLĐ còn rất nhiều hạn chế.

Bằng chứng là có tới 76% NLĐ không biết về các thủ tục, giấy tờ cần thiết để được làm việc hợp pháp ở nước ngoài; 75% LĐ không biết về quyền được giữ hộ chiếu trong quá trình làm việc ở nước ngoài và gần nửa LĐ không biết bất cứ một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thể hỗ trợ khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt nhiều LĐ (78%) không biết bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng lao động.

95% LĐ mong có thông tin về di cư an toàn

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số LĐVN đi làm việc ở nước ngoài xuất thân từ nông thôn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp; ít thông tin và hiểu biết về văn hóa, pháp luật thuộc lĩnh vực đưa LĐVN đi làm việc ở nước ngoài, về năng lực của các DN, tổ chức đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thiếu thông tin về thị trường LĐ ở nước đến; ngoại ngữ yếu; kỷ luật LĐ và tác phong làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp, công nghệ cao…

Qua môi giới, tháng 6.2015, Đặng Hải Anh (xóm Kim Liên, thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) tìm đến Công ty Cung ứng dịch vụ việc làm Hà Thu có địa chỉ tại số 11 Đinh Liệt phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa. Qua giới thiệu của Công ty Hà Thu, Hải Anh đã đặt cọc số tiền 10.000.000 đồng để tiếp tục được giới thiệu ra Công ty cổ phần dịch vụ quốc tế Việt-Sing có trụ sở tại Trần Bình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sau khi hoàn tất các thủ tục về tài chính với Việt-Sing, Hải Anh được Công ty cam kết đưa sang Singapore làm việc với thời hạn 2 năm.

Theo sự sắp đặt, cuối tháng 9/2015, Hải Anh cùng 3 LĐ khác sang Singapore, nhưng sang đến nơi, Hải Anh mới phát hiện ra thời hạn làm việc của mình chỉ được 3 tháng. Hết thời hạn 3 tháng, Hải Anh không thể liên lạc được với Công ty nên đành xách vali về nước, nhưng về đến nơi thì Việt-Sing đã dỡ bảng hiệu và chuyển địa điểm đi đâu không rõ, điện thoại cũng không kết nối được.

Câu chuyện của Hải Anh chỉ là 1 trong muôn vàn những câu chuyện buồn về sự thiếu hiểu biết của LĐVN khi tiếp cận với thông tin chính thống về XKLĐ. Ông Trần Văn Tư cho biết, khó khăn lớn nhất của LĐVN gặp phải khi làm việc ở nước ngoài là chưa biết địa chỉ hỗ trợ khi cần liên hệ hoặc tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để giúp can thiệp, bảo vệ quyền, lợi ích cho bản thân, do đó quyền và lợi ích của NLĐ thường bị vi phạm.

Vì vậy, khi được hỏi, đa số NLĐ (95%) mong muốn được cung cấp đầy đủ thông tin về di cư an toàn, về các công ty tuyển dụng có uy tín, về các khoản chi phí, điều kiện làm việc, phong tục tập quán nước tiếp nhận. Đặc biệt, phần lớn LĐ mong muốn được trả lương ngang bằng với LĐ nước sở tại khi cùng làm việc như nhau, được tham gia vào CĐ của nước sở tại và được tuyên truyền đầy đủ thông tin trước khi đi.

Trong khuôn khổ của “Dự án nghiên cứu nhằm tăng cường bảo vệ quyền cho LĐVN ra nước ngoài làm việc”, nhóm nghiên cứu khuyến nghị Tổng LĐLĐVN cần xây dựng tài liệu tập huấn, tư vấn, hướng dẫn CĐ cơ sở giúp đỡ NLĐ; cần nghiên cứu xây dựng tờ rơi phát cho NLĐ nâng cao nhận thức về di cư LĐ an toàn và đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương với CĐ các quốc gia, vùng lãnh thổ có đông LĐVN, thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các bản ghi nhớ, trước hết là đối với Malaysia.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất, cần tạo lập liên kết mạng lưới giữa Tổng LĐLĐVN với CĐ của các nước có đông LĐVN để phối hợp chia sẻ thông tin, can thiệp để bảo vệ NLĐ; đồng thời phổ biến, cung cấp thông tin, địa chỉ liên hệ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho LĐ tham gia tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài, tham gia giải quyết những vấn đề phát sinh đối với LĐVN ở nước ngoài.

Ngọc Bảo

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này