Cơ sở dạy nghề nếu không hoàn thành chỉ tiêu: Sẽ thay người đứng đầu

10:01 | 22/11/2016
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường khẳng định, đến hết năm 2017, nếu cơ sở dạy nghề nào không đạt chỉ tiêu đào tạo nghề của cả 3 năm và các trường trung cấp nghề nếu không đủ điều kiện về diện tích đất theo quy định hiện hành sẽ bị xem xét giải thể, sắp xếp hoặc chuyển đổi hình thức hoạt động... 
co so day nghe neu khong hoan thanh chi tieu se thay nguoi dung dau Từng bước nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề
co so day nghe neu khong hoan thanh chi tieu se thay nguoi dung dau Sân chơi bổ ích của học sinh, sinh viên trường nghề

Đây là một trong số các biện pháp quyết liệt để nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống công đoàn (CĐ).

Trọng trách đào tạo nghề cho đoàn viên và NLĐ

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐVN, hiện Tổng LĐLĐVN đang quản lý 34 cơ sở dạy nghề gồm: 3 trường cao đẳng nghề, 18 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề và 3 trung tâm giới thiệu việc làm.

co so day nghe neu khong hoan thanh chi tieu se thay nguoi dung dau
Đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho CNLĐ là nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo nghề trong hệ thống CĐ.

Các cơ sở dạy nghề của tổ chức CĐ hầu hết được thành lập trên cơ sở các trung tâm giới thiệu việc làm và được phân bổ ở 34 LĐLĐ tỉnh, thành phố trên cả nước. Hệ thống các cơ sở dạy nghề của tổ chức CĐ trung bình mỗi năm đào tạo ra trên 40.000 CNLĐ. Kết quả, học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm từ 80-85%, thu nhập bình quân từ 3-5 triệu đồng/người/tháng.

Điểm nổi bật là các cơ sở dạy nghề của tổ chức CĐ đào tạo nghề, phát triển kỹ năng nghề cho đoàn viên và người lao động (NLĐ) là một trong những yếu tố quyết định tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp và của cả xã hội, qua đó tăng thu nhập của đoàn viên và NLĐ. Thực tế cho thấy: Tỉ lệ đoàn viên và NLĐ có kỹ năng nghề cao hơn thì quyền và lợi ích của NLĐ được đảm bảo hơn, quan hệ lao động ổn định hơn.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường cho rằng: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định “Đến năm 2020, tỉ lệ LĐ qua đào tạo đạt khoảng 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%” và Nghị quyết Đại hội XI CĐ Việt Nam đã đề ra chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và NLĐ”, theo đó, nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức CĐ là rất lớn mà các cơ sở dạy nghề của CĐ có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

Không đổi mới, sẽ không thể tồn tại

“Trong bối cảnh đất nước chúng ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiệm vụ đặt ra đối với tổ chức CĐ Việt Nam nói chung và cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống công đoàn nói riêng rất nặng nề và nhiều thách thức, đòi hỏi chúng ta phải vươn lên đổi mới mạnh mẽ, nếu không, chúng ta sẽ không tồn tại”, Chủ tịch Bùi Văn Cường - nhấn mạnh.

Để nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề, tháng 9/2016, tại hội nghị chủ tịch LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã yêu cầu các cơ sở dạy nghề của tổ chức CĐ phải phấn đấu hoàn thành tốt các chủ trương đổi mới; tiếp tục thực hiện Quyết định 1400/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐVN về chỉ tiêu đào tạo nghề trong 3 năm (2015-2017).

Cụ thể, đối với trường cao đẳng nghề, mỗi năm đào tạo 700 học viên, trung cấp nghề 500 học viên và trung tâm dạy nghề 150 học viên. Theo đó, cơ sở dạy nghề nếu có 2 năm không hoàn thành chỉ tiêu, thì Tổng LĐLĐVN sẽ thay hiệu trưởng hoặc giám đốc trung tâm.

Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐVN sẽ tiếp tục rà soát 4 trung tâm dạy nghề, 3 trung tâm giới thiệu việc làm. Trường hợp, trung tâm nào hoạt động không hiệu quả, không thực hiện được các chỉ tiêu Tổng LĐLĐVN giao, ngân sách CĐ vẫn phải chi hoạt động thì xem xét chuyển đổi hoặc giải thể.

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng yêu cầu các cơ sở dạy nghề cần đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mở thêm, đa dạng các ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội; chủ động xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho CNLĐ ở các doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó làm việc với các doanh nghiệp để ký hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ, từ đó có thêm nguồn thu kinh phí, trang trải cho hoạt động của cơ sở dạy nghề. Đặc biệt, Tổng LĐLĐVN cũng yêu cầu LĐLĐ các tỉnh, thành phố không sử dụng ngân sách CĐ để chi cho hoạt động thường xuyên và mua sắm thiết bị dạy nghề nếu việc đầu tư này không hiệu quả.

“Trong bối cảnh đất nước chúng ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiệm vụ đặt ra đối với tổ chức CĐ Việt Nam nói chung và cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống công đoàn nói riêng rất nặng nề và nhiều thách thức, đòi hỏi chúng ta phải vươn lên đổi mới mạnh mẽ, nếu không, chúng ta sẽ không tồn tại”, Chủ tịch Bùi Văn Cường - nhấn mạnh.

Bảo Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này