Thế mới hết “sương mù”

09:41 | 06/10/2016
Em vừa xem Cuốn sách ảnh “Trẻ em thời chiến” và lại nhớ câu thơ của cố nhà thơ Tố Hữu: “Đồng chí của tương lai/ Mang mũ rơm đi học đường dài”.
the moi het suong mu Tại sao chú cứ kêu khó
the moi het suong mu Yên tâm đi
the moi het suong mu Tất nhiên rồi!

- Chú cũng hoài cổ nhỉ. Đó là thời xa xưa, giờ còn mấy ai nhớ nữa.

- Chính vì vậy em mới muốn “đa chiều” với bác một chuyện.

- Nếu là chuyện “ôn nghèo kể khổ” thì thôi nhé. Mỗi thời mỗi khác, trân trọng quá khứ, nhưng cũng phải quan tâm đến hiện tại.

the moi het suong mu

- Hoàn toàn là quan tâm đến hiện tại bác ạ. Những ngày này bác có thấy ven đô Hà Nội mờ mờ sương phủ không?

- Có. Tớ tìm hiểu rồi, hoàn toàn không phải do thời tiết mà do bà con nông dân đốt rơm rạ đó.

-Thế nên em mới liên tưởng đến chiếc mũ rơm, cái mái gianh, vách đất của thời xa xưa ấy.

-Bây giờ ai còn đội cái mũ rơm, ở cái nhà gianh vách đất ấy nữa. Tớ nói rồi mỗi thời mỗi khác mà.

-Ngoài tác dụng của cái thời xa ấy, qua các nghiên cứu khoa học, em được biết rơm rạ còn có rất nhiều tác dụng nữa.

-Tớ nhớ anh em mình bàn chuyện này lâu rồi mà.

-Biết vậy, dưng vẫn còn đốt rơm rạ thì vẫn còn phải nói chứ ạ.

-Thì tớ nói lại nhé, việc đốt rơm rạ như hiện nay chẳng những gây ảnh hưởng xấu đến môi trường mà còn đốt đi một đống tiền.

-Đúng vậy đó bác. Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý các phế thải từ nông nghiệp trong bối cảnh đồng ruộng đang có nguy cơ bị ô nhiễm và “ngộ độc” do người dân lạm dụng các loại phân bón hóa học cho cây trồng, là rất quan trọng.

-Thế nên việc biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ theo một số nghiên cứu mới đây sẽ giải quyết được lợi ích kép về môi trường và kinh tế. Chứ cứ như hiện nay, lượng rơm rạ dư thừa được nông dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay trên đồng ruộng đã làm ô nhiễm môi trường sống và hệ sinh thái đồng ruộng.

-Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, 70% dân số làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chính, do vậy lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Nếu số rơm rạ này được ủ thành phân hữu cơ, người nông dân sẽ không phải bỏ tiền mua phân hóa học tiết kiệm được khá nhiều tiền ấy chứ.

-Sáng nay có việc qua cầu Nhật Tân, tớ thấy không khí mờ ảo do đốt rơm rạ, về nhà gõ ông u gờ mới biết quy trình biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ được thực hiện quá đơn giản: Rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng (nếu có).Sau 25 đến 30 ngày rơm rạ phân hủy trở thành phân hữu cơ.

-Lợi ích như vậy, lại đơn giản thế sao bà con không thực hiện bác nhỉ.

-Chú còn lạ gì, nhiều khi các công trình nghiên cứu vì lý do này nọ, cứ nằm trong ngăn kéo của các nhà khoa học, chẳng được đưa vào thực tiễn.

-Ngoài tác dụng làm phân hữu cơ, em còn biết từ rơm rạ làm ra nhiều vật dụng hữu ích có tính năng sử dụng cao lại thân thiện với môi trường. Đốt vậy hoài quá bác nhể.

-Ngay các nước gần ta như Thái Lan, Philipin…còn nhập khẩu rơm rạ …

-Thế sao ta không tổ chức xuất khẩu?

-Đến dùng rơm rạ làm phân hữu cơ ngay tại chỗ còn chưa xong huống chi xuất khẩu với hàng loạt thủ tục.

-Tác dụng đã rõ, theo em vấn đề là cái anh tiến bộ KHKT với anh chuyên gia kinh tế.

-Tớ kiến nghị phải có anh chắp nối cho khoa học và thực tiễn gặp nhau, có thế mới hết “sương mù”.

Thiện Tâm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này