Tránh tai biến sản khoa

Nâng cao chất lượng chuyên môn và y đức

09:59 | 04/10/2016
Trong thời gian qua, liên tiếp các trường hợp tử vong sản khoa xảy ra tại các cơ sở y tế trong cả nước, nhưng chưa có một nhân viên y tế, một bệnh viện (BV) nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc. Hình thức kỷ luật cao nhất chỉ là tạm đình chỉ kíp trực.
tin nhap 20161004094043 Bé Gấu – con của thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm đã được xuất viện
tin nhap 20161004094043 Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu sau khi tự phá thai bằng thuốc
tin nhap 20161004094043 20 cặp vợ chồng hiếm muộn nghèo sẽ được thụ tinh ống nghiệm miễn phí
tin nhap 20161004094043 Dự án xây dựng Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Bao giờ hoàn thành?

Sự cố có phần lỗi nhân viên y tế

Sau câu chuyện đau lòng của sản phụ chị Nguyễn Thị Ánh (sinh năm 1993, ở Chương Mỹ, Hà Nội) tử vong tại BV Đa khoa Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) mà nguyên nhân dẫn đến cái chết của sản phụ Ánh được hội đồng chuyên môn BV Đa khoa Chúc Sơn kết luận là băng huyết sau đẻ. Ba tháng sau, dư luận lại tiếp tục đón nhận hung tin về sự ra đi của bé Nguyễn Ngọc Em con của sản phụ Nguyễn Thị Kim Cương (Quốc Oai, Hà Nội) sau khi sinh thường tại BV đa khoa Quốc Oai, ban đầu sức khỏe tốt, nhưng càng về sau chuyển biến xấu dần. Bé Em được chuyển lên BV Nhi Trung ương, qua 2 ngày cấp cứu bé đã tử vong tại đây. Theo đánh giá của Hội đồng chuyên môn BV Đa khoa Quốc Oai, đây là ca bệnh lý sơ sinh khó chẩn đoán, diễn biến khó lường.

Chia sẻ về những sự cố y khoa thời gian gần đây, bác sĩ Nguyễn Văn An – nguyên Viện trưởng Viện 51 (quân khu 3) cho biết, tai biến sản khoa là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên không thể mãi đổ lỗi cho tai biến sản khoa hay diễn biến bệnh lý khó lường hoặc nhân viên y tế còn trẻ thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị cũ hay do đông bệnh nhân… “Đã làm bác sĩ nhất là bác sĩ sản khoa phải luôn nhớ “chửa cửa mả”, khi tiếp nhận một ca sinh nở, nếu cán bộ y tế ý thức được việc không thể chủ quan thì tai nạn sẽ giảm đ’- bác sĩ An nhấn mạnh.

tin nhap 20161004094043

Nối lo của nhiều sản phụ khi bị ối vỡ non. Ảnh minh họa.

Bàn về vấn đề tai biến sản khoa, bác sĩ An cho hay, có hai vấn đề, thứ nhất nếu xét về nguyên nhân do thuyên tắc ối, hay đờ tử cung… thì sự cố này không nhiều. Hơn nữa, hiện nay y tế rất phát triển, nếu sản phụ băng huyết, đờ tử cung… mà được cấp cứu kịp thời vẫn xử lý được. Còn xét về nguyên nhân do sự tắc trách của cán bộ y tế cũng phải làm rõ hai vấn đề: Thứ nhất, là cán bộ y tế năng lực kém, khả năng chuẩn đoán kém dẫn đến không xử lý được khi tình huống xảy ra; thứ hai, cán bộ y tế chuyên môn giỏi, khả năng chuẩn đoán tốt nhưng lại chủ quan không quan tâm đến sản phụ dẫn đến tình trạng: Khi phát hiện sự cố đã muộn thì đó không chỉ là sự tắc trách mà còn là vấn đề thiếu y đức trong nghề.

Còn tại hội thảo “Tăng cường giám sát tử vong mẹ và đáp ứng” ThS Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, trong nhiều ca sinh nở, tử vong mẹ có trường hợp do bất khả kháng, cũng có trường hợp do sự chủ quan của đội ngũ nhân viên y tế. “Thống kê năm 2015, cho thấy 2/3 (64%) trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến nhân viên y tế, gần 32% do nguyên nhân gián tiếp và hơn 4% không rõ lý do” – ThS Vinh cho biết thêm.

Đừng để mất nềm tin

Trong những năm qua, Bộ Y tế không ngừng giảm tải cho tuyến trên bằng cách đầu tư về nhân lực, vật lực cho tuyến dưới, tăng cường các đợt luân chuyển cán bộ, thành lập BV vệ tinh… tất cả những cố gắng đó đều nhắm mục đích giúp người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, sau những cái chết thương tâm được cho là do tai biến sản khoa xảy ra chủ yếu xảy ở tuyến cơ sở một lần nữa ngành Y tế cần phải nhìn lại và kiểm điểm sâu sắc trong vấn đề xử lý tai biến sản khoa cũng như chấn chỉnh một bộ phận cán bộ y tế còn thiếu đạo đức nghề nghiệp.

Chị Nguyễn Văn Phúc (quê Bắc Ninh) hiện mang thai tháng thứ 8, khi được hỏi sao chị không sinh ở quê, chị Phúc cho hay, nghe những tai biến sản khoa trong thời gian qua đã khiến chị phải lựa chọn nơi sinh đầy đủ điều kiện, nếu không may xảy ra sự cố sẽ được cấp cứu kịp thời. Cùng với tâm lý này, chị Hoàng Thị Cúc (Ứng Hòa, Hà Nội) đang mang thái tháng thứ 9 cho biết, chị cũng muốn sinh gần nhà để tiện chăm sóc của người thân, nhưng chị mang thai lần này ở tuổi 38 nên chị sợ ở BV huyện có xảy ra vấn đề gì không kịp lên tuyến trên cấp cứu.

Trái với quan điểm trên, chị Hương (Lò Đúc, Hà Nội) cho rằng, chị đã 2 lần sinh nở và đều sinh ở bệnh viện tuyến quận và người nhà của chị Hương cũng đều sinh ở bệnh viện tuyến cơ sở. Vì vậy, không thể vì một vài trường hợp không may của sản khoa mà đánh giá năng lực cả hệ thống y tế ở tuyến dưới. “Khi tất cả đều dồn lên tuyến cuối thì các BV Trung ương tiếp tục quá tải, khi lượng bệnh nhân quá đông thì dù cho bác sĩ chuyên môn cao đến mấy cũng không tránh khỏi việc thiếu nhiệt tình hay thờ ơ với người khác” – chị Hương nhận định.

Bên cạnh đó, một số bác sĩ sản khoa cũng chia sẻ, trên thực tế nhiều trường hợp sản phụ khi đi thăm khám, chủ yếu chỉ chú ý đến giới tính của thai nhi mà bỏ qua những biểu hiện nguy cơ xảy ra tai biến sản khoa. Hay có nhiều người có quan tâm thì cũng chỉ chú ý đến thai nhi có dị tật hay không, tuyệt nhiên không để ý đến những thông tin về sức khỏe tổng quát của thai phụ, kể cả những yêu cầu tối thiểu là đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu của mẹ.

Thu Trang

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này