Trồng cây xanh dưới đường sắt trên cao: Khống chế chiều cao sẽ tạo mảng xanh cho đô thị

14:29 | 02/10/2016
Theo GS Nguyễn Lân Hùng, Hà Nội đang rất thiếu cây xanh, nếu có thể tận dụng được bất cứ không gian nào trồng thêm cây thì phải làm ngay.  
trong cay xanh duoi duong sat tren cao khong che duoc chieu cao se tao mang xanh cho do thi Hà Nội sẽ tiết kiệm 708 tỷ đồng duy tu, duy trì cây xanh
trong cay xanh duoi duong sat tren cao khong che duoc chieu cao se tao mang xanh cho do thi Những màu xanh đặc trưng của Hà Nội
trong cay xanh duoi duong sat tren cao khong che duoc chieu cao se tao mang xanh cho do thi Trồng cây hoa phượng trên dải phân cách: Vừa đẹp vừa an toàn

Trong những ngày qua, dư luận xôn xao về việc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đồng loạt cho trồng lại cây xanh dưới gầm cầu của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Nhiều người tỏ ra lo ngại về tính an toàn khi những cây này phát tiển cao to hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia không đáng lo vì không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng đã trồng để tăng thêm mảng xanh cho đô thị. Theo GS Nguyễn Lân Hùng, Hà Nội đang rất thiếu cây xanh nên nếu có thể tận dụng được bất cứ không gian nào trồng thêm cây thì phải làm ngay. Ông cho rằng, cây trồng dưới gầm đường sắt còn có tác dụng bão hòa tiếng ồn và thu hút bụi từ trên cao, giảm thiểu ô nhiễm cho không gian xung quanh.

Hơn nữa, loại cây mà Công ty Công viên cây xanh trồng có tên gọi là cây Chiêu liêu hay còn gọi là cây bàng lá nhỏ, thân cây gỗ trung bình, rụng lá mùa khô, cao 10-20cm, đường kính 40-80cm. Cây có tán lá ngang, khống chế được chiều cao đưa vào trồng dưới gầm đường sắt là phù hợp.

trong cay xanh duoi duong sat tren cao khong che duoc chieu cao se tao mang xanh cho do thi
Trồng cây bàng lá nhỏ nếu được khống chế chiều cao, cắt tỉa hợp lý sẽ không ảnh hưởng đến an toàn đường sắt.

Cũng theo GS Nguyễn Lân Hùng, trên thực tế, tại nhiều thành phố của các nước như Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan…cũng trồng cây bên dưới các đường sắt trên cao mà không ảnh hưởng gì đến hành lang an toàn đường sắt. Quan trọng là họ biết cách lựa chọn các loại cây trồng phù hợp, đồng thời có những biện pháp chăm sóc, cắt tỉa hợp lý.

Ví dụ như tuyến đường tàu cao tốc trên cao Kitakyushu Monorail ở thành phố Fukuoka, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1985. Không chỉ gây ấn tượng bởi các trạm dừng và ga tàu màu kem nền nã, tuyến đường cao tốc này còn khiến người dân thích thú bởi hàng cây xanh được trồng rất bắt mắt ngay bên dưới gầm cầu.

Hay ở Singapore, họ cũng trồng cây xanh bên dưới gầm cầu. Ở đây, các kỹ sư xây dựng phải tính toán sao cho cây phát triển không ảnh hưởng đến tuyến đường, đồng thời phải thường xuyên cắt tỉa đảm bảo mĩ quan đô thị.

Thái Lan có hệ thống đường sắt trên cao phục vụ cho đô thị như Bangkok Skytrain. Hệ thống này có hai tuyến với 23 ga và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1999. Người dân ở đây đã quá quen thuộc với hình ảnh những tán cây mọc xanh mướt bên dưới gầm cầu.

trong cay xanh duoi duong sat tren cao khong che duoc chieu cao se tao mang xanh cho do thi

Tại Nhật Bản, nhiều loại cây được trồng bên dưới tuyến đường tàu cao tốc trên cao Kitakyushu Monorail ở thành phố Fukuoka không ảnh hưởng đến hoạt động phía trên đường sắt.

“Vì thế người dân không quá lo lắng, bởi cây đô thị dưới gầm đường sắt được chăm sóc cắt tỉa đúng kỹ thuật, hợp lý, khống chế được chiều cao sẽ tạo môi trường xanh cho Thủ đô, không ảnh hưởng đến an toàn đường sắt”- GS Nguyễn Lân Hùng cho biết.

Về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội cũng cho biết, việc triển khai trồng cây xanh dưới gầm đường sắt trên cao tại phố Yên Lãng, Hoàng Cầu là chủ trương của UBND TP Hà Nội và đã được Sở Xây dựng Hà Nội phê duyệt. Công ty sẽ chăm sóc những cây này cẩn thận, đồng thời khống chế chiều cao, do đó không có chuyện trồng cây sẽ ảnh hưởng đến công trình đường sắt trên cao.

Được biết, đến nay, Công ty Cây xanh đã trồng được khoảng 200 cây Chiêu liêu dưới tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông. Ngoài ra, thực hiện trương chình trồng 1 triệu cây xanh của UBND TP Hà Nội, từ đầu năm 2016 đến nay, Công ty Cây xanh đã trồng mới được khoảng 5.000-6.000 cây xanh trên khắp các tuyến phố, dải phân cách, đồng thời cắt tỉa gọn gàng hàng chục nghìn cây xanh, vừa đảm bảo cảnh quan đô thị, vừa đảm bảo giao thông, tạo bóng mát cho các tuyến phố.

Chiêu liêu là cây gỗ trung bình, rụng lá mùa khô, cao 10-20cm, đường kính 40-80cm. Tán cây phân tầng, nhiều cành lá như cây bàng. Vỏ thân màu xám nhạt, nứt sâu 4-8mm tạo thành các hình chữ nhật không đều; thịt vỏ dày 1,5-1,8cm, có nhiều lớp đỏ và nâu xen kẽ; khi mới chặt có ít dịch vỏ màu đỏ nhạt, vị chát.

Cây chiêu liêu có lá đơn nguyên, mọc đối hoặc gần đối, phiến lá hình trứng ngược, dài 10-20cm, rộng 5¬10cm, đầu và gốc lá gần hình nêm; gân cấp hai hình lông chim với 7-9 đôi; gân bên nổi rất rõ ở mặt dưới; mép lá nguyên, phiến hơi dày, cứng, dai; lá non đôi khi có lông mịn, lá già nhẵn.

Cây chiêu liêu có cụm hoa hình chùm bông, nhiều hoa, ở các nách lá gần đầu cành, dài 5-10cm.

Thương Huế

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này