![]() | Tuân thủ lương tối thiểu trong ngành Dệt - may và Da giầy: Cần giám sát chặt |
![]() | Công đoàn Dệt may Hà Nội nỗ lực phát triển đoàn viên công đoàn |
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Tufts ở Hoa Kỳ, chương trình Better Work (việc làm tốt hơn) đã hỗ trợ nhiều nhà máy tại Việt Nam ra khỏi danh sách những nơi làm việc có giờ làm việc kéo dài, trả lương thấp, đe dọa sa thải và lạm dụng hợp đồng thử việc.
![]() |
Ở Việt Nam, công nhân tại các nhà máy tham gia Better Work cho biết lương hằng tuần đã tăng (khác với mức tăng lương tối thiểu) và hiện tại ít lo ngại về việc phải làm tăng ca quá nhiều và lương thấp so với cách đây 5 năm.
Cụ thể, có khoảng 15% số nhà máy tham gia Better Work không tuân thủ các yêu cầu về mức lương tối thiểu trong giai đoạn đầu của nghiên cứu này, nhưng con số này đã giảm còn 3% sau 5 năm tham gia chương trình.
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Tufts ở Hoa Kỳ, chương trình Better Work (việc làm tốt hơn) đã hỗ trợ nhiều nhà máy tại Việt Nam ra khỏi danh sách những nơi làm việc có giờ làm việc kéo dài, trả lương thấp, đe dọa sa thải, và lạm dụng hợp đồng thử việc. Ở Việt Nam, công nhân tại các nhà máy tham gia Better Work cho biết lương hàng tuần đã tăng (khác với mức tăng lương tối thiểu) và hiện tại ít lo ngại về việc phải làm tăng ca quá nhiều và lương thấp so với cách đây 5 năm. |
Báo cáo cũng ghi nhận, tỉ lệ nhà máy tham gia Better Work có mức tăng ca vượt quá thời gian quy định giảm từ 90% trong giai đoạn đầu nghiên cứu còn 50% sau 5 năm. Bằng chứng là thời gian làm việc của công nhân may tại Việt Nam đã giảm từ 59 giờ thông thường xuống còn 55 giờ/tuần.
Theo đánh giá của các chuyên gia lao động việc làm, tình trạng này đã cải thiện rất nhiều, bởi trước đó, nhiều nhà máy ở Việt Nam vẫn áp dụng cách truyền thống là “trả lương cơ bản thấp” và người lao động buộc phải làm thêm giờ nếu muốn tăng thu nhập.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Tufts cũng ghi nhận chương trình đào tạo kỹ năng quản lý cho chuyền trưởng là một chiến lược hiệu quả để cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao năng lực cho LĐ nữ làm việc trong ngành.
Tại Việt Nam, phân tích cho thấy các dây chuyền sản xuất được giám sát bởi các chuyền trưởng nữ đã tham gia đào tạo bởi Better Work đạt được mục tiêu sản xuất nhanh hơn những người chưa qua đào tạo, góp phần tăng năng suất thêm 22%. Qua theo dõi các nhà máy tại Việt Nam, sau 4 năm tham gia Better Work, lợi nhuận trung bình tăng thêm 25%.
Chương trình Better Work là sáng kiến chung của ILO và IFC- thành viên của Ngân hàng Thế giới, hoạt động từ năm 2009 hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu.
Đến nay, chương trình đã làm việc với hơn 50 nhãn hàng quốc tế, thiết lập mối quan hệ đối tác với khách hàng trong chuỗi cung ứng, cũng như hỗ trợ nhà máy nâng cao năng lực thông qua dịch vụ tư vấn và đào tạo.
Better Work hiện đang cung cấp dịch vụ cho hơn 400 nhà máy may, trong đó có Việt Nam, với hơn 517.000 lao động – chiếm 21% tổng số lao động trong ngành Dệt - may.
N.Lan
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/lao-dong-nganh-det-may-dan-thoat-canh-tang-ca-nhung-luong-con-thap-42951.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này