Yên tâm đi

09:41 | 29/09/2016
Vậy là cách đánh giá học sinh đã “thoáng hơn” chú nhể? Gớm, bác mới có thằng cháu nội vào lớp 1 nên quan tâm đến giáo dục quá. Lại chả quan tâm à. Giáo dục là gốc của “hiền tài” mà “hiền tài là nguyên khí quốc gia” mà chú.
yen tam di Tất nhiên rồi!
yen tam di Cứ thế thực hiện
yen tam di Cần gì phải lo

- Vâng, vậy bác bảo nó “thoáng” hơn thế nào?

- Thì đấy, trước chắc chú thừa biêt cái anh Thông tư 30 về nhận xét học sinh nó “bí” thế nào. Cả giáo viên và cha mẹ học sinh “khó” nhận xét và nắm được thực chất con em mình ra sao lắm.

- Đúng vậy, em thấy “kêu” ghê lắm.

- Giờ có anh Thông tư 22 thay anh 30 rồi.

yen tam di

- Cụ thể sao bác?

- “Thoáng thứ nhất là giảm bớt gánh nặng sổ sách. Sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ được thay bằng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời không quy định cứng nhắc bất kỳ loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh.

-Vẫn vậy mà bác, vẫn tổng hợp, vẫn đánh giá, e là gánh nặng vẫn còn đặt lên vai giáo viên.

-Sao lại vẫn được. Thay đổi căn bản này sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi thực hiện đánh giá học sinh, có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học.

-Em vẫn chưa thông lắm. Việc đánh giá cho dù có từ hình thức này hay hình thức khác thì vẫn là thêm việc, đâu có chính xác về năng lực hay phẩm chất của học sinh.

- Anh 30 có 2 mức để đánh giá học sinh: Hoàn thành và chưa hoàn thành. Cách đánh giá như thế nặng về định tính, không khơi dậy đươc tinh thần phấn đấu và nỗ lực của học sinh.

-Việc này đã rõ. Dư luận bức xúc đã lâu, vấn đề là giải quyết “bức xúc” này thế nào?

-Anh 22 sẽ khắc phục bằng 3 mức đánh giá: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Xét về mặt tâm lý tiếp nhận, 3 mức này nhìn nhận rõ ràng hơn kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh sẽ nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình.

-Vậy thì đúng là “thoáng” hơn thật. Theo em, việc đánh giá theo 3 mức được giáo viên thực hiện vào giữa kỳ, cuối mỗi học kỳ, sẽ giúp học sinh và cha mẹ học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.

-Chưa hết đâu nhé, anh 22 cũng quy định lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng (trước đây anh 30 chỉ có 2 mức Đạt và Chưa đạt).

-Vậy là đầy đủ và chính xác quá bác nhể?.

-Chưa hẳn là chính xác đâu. Nhưng việc lượng hóa này, cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, từ đó có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn.

-Rõ quá rồi. Nhưng em hỏi bác, liệu còn cái giấy khen từng mặt nữa không bác?

-Chuyện này thì tớ chưa rõ, nhưng tớ nghĩ chắc sẽ cải cách, vì nghe cái giấy khen này kỳ kỳ thế nào ấy. Yên tâm đi.

Thiện Tâm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này