Ngành Dệt - may trước “cơn sóng” thời trang ngoại:

Làm gì để tồn tại và phát triển?

13:52 | 16/09/2016
Vừa qua, nhãn hiệu thời trang cao cấp có giá bình dân Zara chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Việt, đặc biệt là các tín đồ thời trang. Sự kiện này được các chuyên gia đánh giá là cơ hội và thách thức đối với thị trường may mặc nội địa.
lam gi de ton tai va phat trien Công đoàn Dệt may Hà Nội nỗ lực phát triển đoàn viên công đoàn
lam gi de ton tai va phat trien Tuân thủ lương tối thiểu trong ngành Dệt - may và Da giầy: Cần giám sát chặt

Chia sẻ thông tin với báo chí, đại diện quản lý cửa hàng Zara Việt Nam cho rằng, Zara cũng như rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam làm nơi đến bởi nhận thấy đây là thị trường rất tiềm năng. GDP bình quân đầu người tăng, tầng lớp trung lưu cũng đang tăng và họ sẵn sàng chi tiền cho thời trang.

lam gi de ton tai va phat trien
Các nhãn hàng thời trang nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với DN dệt may trong nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang có những chính sách rất thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nên Zara nói riêng, các thương hiệu thời trang khác trong lĩnh vực dệt - may tìm đến Việt Nam để tìm cơ hội làm ăn.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng: “Việc các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới lần lượt xuất hiện tại Việt Nam là một biểu hiện tích cực, cho thấy họ thực sự tin tưởng vào tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Tôi xem đây là một tín hiệu vui cho người tiêu dùng Việt, vì cái gì tốt, sản phẩm chất lượng hơn sẽ được chọn.

Do thiếu chủ động về nguồn nguyên liệu, cộng thêm trình độ thiết kế hàng thời trang của các doanh nghiệp dệt - may trong nước còn hạn chế dẫn đến các sản phẩm dệt - may của Việt Nam chưa thật sự phong phú như sản phẩm cùng loại của các hãng thời trang lớn của nước ngoài.

Do đó, từ sự kiện Zara chính thức xâm nhập thị trường Việt Nam, câu hỏi đặt ra với ngành Dệt - may là tiếp tục đổi mới để phát triển hay thêm một lần “chấp nhận” làm gia công cho các đối tác nước ngoài để bán sản phẩm của họ trên sân nhà mình?

Người tiêu dùng Việt Nam, nhất là những người có thu nhập cao, sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ sự việc này, có cơ hội để tiếp cận và trực tiếp lựa chọn những sản phẩm thích hợp cho mình mà không phải ra nước ngoài. Nhà nước cũng có lợi bởi vừa thu được thuế, vừa giảm được việc người dân mang ngoại tệ ra nước ngoài chi tiêu”.

Người tiêu dùng “hoan hỉ” với hàng ngoại có thương hiệu, nhưng giá cạnh tranh, song điều đáng bàn là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm gì để sản phẩm làm ra cạnh tranh được ngay trên sân nhà.

Đặc biệt, thời gian qua giá trị của ngành này thu về đa số từ việc sản xuất hàng gia công để xuất khẩu. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định, với ngành Dệt - may, các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ sức làm ra sản phẩm cao cấp.

Các hãng thời trang trung bình và cao cấp đều đã đặt hàng tại Việt Nam và trên thực tế, tất cả các công ty may Việt Nam đều đang hướng đến phân khúc thị trường trên trung bình để tránh đối đầu với hàng may giá rẻ từ Trung Quốc. “Vì thế, sự xuất hiện của nhãn hàng lớn như Zara có thể nhìn nhận cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp nội” - TS. Phong nhấn mạnh.

Nhận định của chuyên gia kinh tế là vậy, nhưng để “trụ vững” và phát triển ngay trên sân chơi của mình cũng không phải là điều dễ dàng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bằng chứng cho thấy, những năm qua ngành dệt - may luôn xếp tốp đầu về kim ngạch xuất khẩu, song có đến trên 60% là gia công cho phía nước ngoài, nên giá trị gia tăng thu về không cao, thị trường nội địa vì thế cũng bị “ngủ đông”.

Không những thế, một số doanh nghiệp có xu hướng mở rộng thị trường trong nước thì lại đang đứng trước nghịch lý: Những sản phẩm uy tín thì giá lại quá cao (từ 700 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/áo sơ mi nam), khách hàng bình dân không với tới được.

Còn những sản phẩm có giá thành tương đối (từ 250 - 300 nghìn đồng/áo sơ mi nam) thì nếu gắn mác thương hiệu bằng tên tiếng Việt lại không bán được, đành nhượng quyền thương hiệu của các hãng nước ngoài để bán (sản phẩm áo nam mang thương hiệu Novetly của May Nhà Bè là ví dụ điển hình).

Không những thế, do thiếu chủ động về nguồn nguyên liệu, cộng thêm trình độ thiết kế hàng thời trang của các doanh nghiệp dệt - may trong nước còn hạn chế dẫn đến các sản phẩm dệt -may của Việt Nam chưa thật sự phong phú như sản phẩm cùng loại của các hãng thời trang lớn của nước ngoài.

Do đó, từ sự kiện Zara chính thức xâm nhập thị trường Việt Nam câu hỏi đặt ra với ngành Dệt - may là tiếp tục đổi mới để phát triển hay thêm một lần “chấp nhận” làm gia công cho các đối tác nước ngoài để bán sản phẩm của họ trên sân nhà mình?

Tuệ Liên

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này