Lao động nhập cư cần được tiếp cận các chính sách an sinh

19:46 | 22/06/2016
Làm thế nào để hỗ trợ lao động (LĐ) di cư tiếp cận được chính sách, pháp luật của Nhà nước là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo do Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội kết hợp với Viện phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sách (Light) tổ chức ngày 22.6 tại Hà Nội.
lao dong nhap cu can duoc tiep can cac chinh sach an sinh Chung tay giúp lao động di cư
lao dong nhap cu can duoc tiep can cac chinh sach an sinh “Tiêu chí nghèo đa chiều với lao động di cư khu vực phi chính thức”
lao dong nhap cu can duoc tiep can cac chinh sach an sinh Lao động di cư kể chuyện đời qua ảnh
lao dong nhap cu can duoc tiep can cac chinh sach an sinh Người lao động di cư: 90% không được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội
lao dong nhap cu can duoc tiep can cac chinh sach an sinh Bấp bênh lao động nhập cư

Theo các chuyên gia lao động, LĐ di cư thuộc nhóm yếu thế. Người LĐ khó tiếp cận các chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách, pháp luật về an sinh xã hội nói riêng. Nhóm đối tượng này cũng gặp nhiều bất lợi khi sống tại các thành phố lớn với mức phí sinh hoạt cao, điều kiện sống ở khu nhà trọ chật hẹp, ẩm thấp, không bảo đảm an ninh, thiếu các điều kiện thiết yếu. Mặt khác, LĐ di cư cũng chưa được đưa vào phạm vi quản lý, vận động và hỗ trợ của chính quyền địa phương.

lao dong nhap cu can duoc tiep can cac chinh sach an sinh
Hội thảo bàn giải pháp giúp LĐ di cư tiếp cận với các chính sách an sinh

Phần lớn LĐ di cư phi chính thức làm việc không được ký kết Hợp đồng lao động nên không được tiếp cận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà chỉ có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Trong khi đó, các chế độ khác (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...) rất cần thiết với họ do điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, mức độ gặp rủi ro trong công việc cao.

Tại hội thảo, các ý kiến đều có chung quan điểm, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa, ban hành các văn bản mới có tính khả thi và hiệu quả hơn, trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng và tạo điều kiện để người LĐ nhập cư được tiếp cận các quyền cơ bản của công dân một cách tốt nhất.

Bà Nguyễn Thị Hiền Thúy, Phó Trưởng ban Luật pháp chính sách, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội cho rằng, cần có quan điểm xác định, thừa nhận một thực tế là LĐ di cư là một luồng LĐ bổ sung cho địa phương. Vì vậy, cần cải cách triệt để hơn trong hệ thống thủ tục hành chính về quản lý hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, tuyển sinh các bậc học. Đồng thời đơn giản hóa các quy trình, thủ tục tham gia bảo hiểm y tế để LĐ di cư có thể dễ dàng tiếp cận.

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này