Bộ LĐTBXH bày tỏ quan điểm về "chủ quản" lĩnh vực dạy nghề

17:05 | 19/06/2016
Bày tỏ quan điểm của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (LĐTBXH) về việc Tổng Cục dạy nghề nên giao cho Bộ nào quản lý – Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Bộ LĐTBXH, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan khẳng định: Quyết định đó thuộc về Chính phủ, Tổng Cục dạy nghề thuộc Bộ nào thì vẫn là Chính phủ quản lý thống nhất về dạy nghề.
bo ldtbxh bay to quan diem ve chu quan cua linh vuc day nghe Luật Giáo dục nghề nghiệp: Luật đã có, vẫn khó triển khai(kỳ 2)
bo ldtbxh bay to quan diem ve chu quan cua linh vuc day nghe Cần chú trọng công tác đào tạo
bo ldtbxh bay to quan diem ve chu quan cua linh vuc day nghe Tín hiệu vui cho thị trường lao động

Tuy nhiên, bà Đào Hồng Lan cũng khẳng định: Nếu Chính phủ vẫn giao Bộ LĐTBXH quản lý, Bộ sẽ kế thừa kinh nghiệm sẵn có trong 42 năm để quản lý lĩnh vực này được tốt hơn.

bo ldtbxh bay to quan diem ve chu quan cua linh vuc day nghe
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan bày tỏ quan điểm của Bộ LĐTBXH về cơ quan chủ quản trong lĩnh vực dạy nghề

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan, lĩnh vực quản lý dạy nghề có từ năm 1955 và quá trình 61 năm của lĩnh vực dạy nghề được chia thành một số giai đoạn: Từ năm 1955-1978 là Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật trực thuộc Bộ LĐTBXH; từ năm 1978-1987 được đổi tên là Tổng cục dạy nghề thuộc Hội đồng Bộ trưởng; từ năm 1987-1998, Tổng cục Dạy nghề sáp nhập vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề chỉ còn là Vụ Đào tạo nghề; từ năm 1998 đến nay, Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐTBXH.

bo ldtbxh bay to quan diem ve chu quan cua linh vuc day nghe
Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với thị trường lao động đang là mục tiêu của ngành LĐTBXH

Như vậy, có thể thấy, lĩnh vực dạy nghề có 42 năm thuộc Bộ LĐTBXH quản lý, 9 năm trực thuộc Chính phủ và 11 thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cũng theo Thứ trưởng Đào Hồng Lan, trong 42 năm thuộc Bộ LĐTBXH quản lý, lĩnh vực dạy nghề đã được khôi phục phát triển, gắn với thị trường lao động, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, xuất khẩu lao động; đồng thời đào tạo nghề cho đối tượng là người khuyết tật, lao động vùng sâu vùng xa gắn với xóa đói giảm nghèo…

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm tờ trình gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, kiến nghị với Chính phủ giao Bộ này quản lý hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học, kể cả trung cấp nghề, cao đẳng nghề hiện thuộc quản lý của Bộ LĐTBXH.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự trùng lắp trong quản lý giữa Bộ này và Bộ LĐTBXH sẽ gây ra những bất cập, đi ngược với chủ trương cải cách hành chính và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

B.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này