Cần mở “nút thắt” cần để phát triển hạ tầng đô thị thành công

15:02 | 10/06/2016
Để phát triển hạ tầng đô thị thành công, TP. Hà Nội cần phải gỡ nhiều “nút thắt” trong chính sách hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng đô thị và cải tạo chung cư cũ. Đây cũng là ý kiến của một số người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp mà LĐTĐ ghi lại.
Để phát triển hạ tầng đô thị thành côngky 2 nhung nut that can mo Để phát triển hạ tầng đô thị thành công: Điểm danh những siêu dự án
ky 2 nhung nut that can mo Đại hội Đảng bộ TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC
ky 2 nhung nut that can mo
Để hạ tầng đô thị phát triển thành công, cần mở nhiều “nút thắt” cho doanh nghiệp.

Ông Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam –VCCI):  Hà Nội cần tập trung cải thiện thủ tục hành chính.

ky 2 nhung nut that can mo
Ông Vũ Tiến Lộc.

Tôi được biết, doanh nghiệp rất kỳ vọng khi đầu tư vào Hà Nội, nếu TP quyết tâm đến năm 2020 sẽ có trên 380.000 doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp của cả nước vào thời điểm đó. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề doanh nghiệp mong muốn Hà Nội đẩy mạnh tháo gỡ.

Theo khảo sát, 45% số nhà đầu tư cho rằng thủ tục thuế còn phiền hà; lĩnh vực BHXH và đất đai có 42%, 36% số doanh nghiệp cho rằng còn phiền hà. Các doanh nghiệp đề nghị Hà Nội quyết liệt giảm thanh tra, kiểm tra trùng lắp.

30% số doanh nghiệp trên địa bàn cho biết đã phải tiếp nhận các cuộc kiểm tra trùng lặp, các cơ quan kiểm tra không sử dụng kết quả của nhau. Vì thế, để thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư hiệu quả, Hà Nội cần tập trung cải thiện thủ tục hành chính thuế, đất đai, bảo hiểm xã hội.

Ông Nguyễn Quốc Khánh (Chủ tịch Liên minh các sàn giao dịch Bất động sản G5): Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

ky 2 nhung nut that can mo
Ông Nguyễn Quốc Khánh.

Với tư cách là một doanh nghiệp bất động sản (BĐS), tôi rất phấn khởi đón nhận lời kêu gọi đầu tư của TP. Hà Nội. Và tôi quan tâm tới các dự án cải tạo khu tập thể cũ  bằng việc xây mới.

Song tôi nhận thấy, mặc dù khu chung cư cũ phần lớn nằm trong khu vực nội đô, vị trí đắc địa, nhiều khu được ví là “đất vàng” ở Hà Nội, nhưng cái khó nhất trong cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội là vấn đề cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp - người dân và Nhà nước. 

Cái khó đầu tiên đó chính sách đền bù, di dân giải phóng mặt bằng vẫn chưa rõ ràng, chưa được chuẩn hóa nên không dễ để thực hiện. Điều này khiến doanh nghiệp oải. Thứ đến là chi phí cho việc cải tạo này rất lớn, nhất là chi phí đền bù để đến khi có mặt bằng sạch, trong khi đó số tầng cao của tòa nhà lại được qui định rõ cho từng khu.

Mặc dù, TP. Hà Nội đã nâng số tầng cao của tòa nhà so với trước đây, nhưng tôi nghĩ có những khu nhà đầu tư vẫn thấy không thể đáp ứng vì rất dễ lỗ. Do đó, để doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia, đáp ứng các yêu cầu của Thành phố thì chính quyền cần phải có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Hiện Nhật Bản đang áp dụng là việc cải tạo đồng bộ và tập trung đối với chung cư cũ, dựa trên chi phí hoàn toàn tự trang trải.

Ví như Dự án Shinonome Canal Court - đây vốn là một khu vực chung cư cũ rộng 16ha cách trung tâm Tokyo 6km về phía Tây Nam, vị trí rộng lớn và khoảng cách gần trung tâm của dự án này tương đồng với một số khu đô thị tại Việt Nam.

Người dân, với một dự án được tái xây dựng một cách tổng thể trên quy mô lớn, cải thiện toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững, tái thiết không gian sống và tiện ích xã hội một cách hợp lý, quy hoạch hoàn thiện với tiêu chuẩn cao và diện tích rộng rãi hơn là điều kiện rất quan trọng thuyết phục được họ chấp nhận.

Doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả kinh tế với một nửa quỹ đất sẽ dành để tái định cư, phần còn dôi ra sẽ được chuyển đổi sang mục đích dịch vụ, thương mại để bù đắp chi phí xây dựng.

Dự án đã hết sức thành công sau khi hoàn thành vào năm 2007, với 100% số căn hộ đã được phân phối hết, ngoài việc tự trang trải chi phí thực hiện dự án còn thu về gần 2 tỉ Yên cho nhà nước.

Ví như số tầng cao của dự án vẫn không cân bằng được vốn cho doanh nghiệp thì Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp bằng một dự án đất sạch khác ở ngoại thành, hoặc hỗ trợ về việc giải phóng mặt bằng,…Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tham gia hiệu quả.

Ông Trịnh Xuân Quang (Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn HANDIC - Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội): Cần cụ thể hoá bằng các quy định đặc thù của Thành phố

Theo tôi, lời kêu gọi đầu tư đối với các dự án xây dựng lại các chung cư cũ hiện còn thiếu rất nhiều yếu tố để có thể đem đến hiệu quả. Huy động các nguồn lực vào cải tạo xây dựng lại các chung cư cũ (hầu hết đều nằm ở các vị trí đắc địa) thì không khó. Nhưng cơ chế thế nào thì Thành phố chưa xây dựng được để công bố với các nhà đầu tư.

Nghị định 101 của Chính Phủ thì mới quy định các cơ chế vĩ mô, chủ yếu dẫn hướng về cách làm, còn xa với tình hình thực tiến đặc thù ở mỗi địa phương (đặc biệt là ở Hà Nội, TP.HCM). Quyết định 48 của UBNDTP về cải tạo chung cư cũ đã không còn phù hợp, Thành phố vẫn chưa đưa ra được quy định mới thay thế.

Ai cũng biết làm được tổng thể cả khu vực (quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tổng thể cả một khu tập thể (Giảng Võ, Thành Công, Thanh Xuân...) là quá tốt, nhưng ngay cả việc lập quy hoạch cũng cần có sự đồng thuận cao của người dân vì nó tác động trực tiếp đến cuộc sống, cơ chế tái định cư.

Trên thực tế, việc này rất khó khăn. Quy hoạch xong giao cho một doanh nghiệp thực sự mạnh để làm tổng thể cả khu thì lại có rủi ro khác khi hoàn toàn phụ thuộc vào "sức khoẻ" của một doanh nghiệp, không huy động được nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế.

Tóm lại, các vấn đề về quy hoạch, cơ chế chính sách để huy động nguồn lực còn nhiều vấn đề cần cụ thể hoá bằng các quy định đặc thù của Thành phố.

Thương Huế

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này