Người lao động được chăm lo tốt hơn

10:35 | 19/05/2016
Luật Công đoàn năm 2012 một lần nữa cụ thể hóa chính sách của Đảng, Nhà nước về công nhân lao động và Tổ chức Công đoàn. Để cụ thể hóa chính sách của Đảng, Nhà nước, trong thời gian qua, Công đoàn Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhằm đảm bảo đời sống công nhân lao động (CNLĐ) tốt hơn.
nguoi lao dong duoc cham lo tot hon Người lao động được chăm lo tốt từ nguồn kinh phí công đoàn
nguoi lao dong duoc cham lo tot hon Chăm lo cho người lao động cũng là hỗ trợ doanh nghiệp

Về nội dung này, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (LĐLĐ TP.Hà Nội) Nguyễn Thị Tuyến nêu quan điểm: Luật Công đoàn 2012 đã được Quốc hội thông qua là cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định địa vị pháp lý, vai trò, trách nhiệm của Tổ chức Công đoàn (TCCĐ); ngoài ra, còn có các quy định về phân cấp thu, phân phối, sử dụng và quản lý nguồn thu tài chính công đoàn (CĐ).

Quy định của Luật đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho TCCĐ chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp (DN).

nguoi lao dong duoc cham lo tot hon
LĐLĐ TP.Hà Nội tổ chức tư vấn SKSS cho CNLĐ KCN.

Trong đó, nguồn kinh phí CĐ được dành phần lớn cho cơ sở hoạt động. Với phương châm hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm trung tâm cho mọi hoạt động, TCCĐ đã đồng hành cùng DN chăm lo rất tốt cho NLĐ.

Chủ tịch LĐLĐ TP.Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dẫn chứng: Công đoàn Thủ đô luôn đảm bảo công tác phúc lợi tốt nhất cho NLĐ, nhất là với CNLĐ ở các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN - CX).

Cụ thể, đều đặn hằng năm LĐLĐ TP.Hà Nội phối hợp với UBND TP.Hà Nội và các sở, ban, ngành tổ chức hội nghị tiếp xúc lắng nghe và giải quyết các kiến nghị của CNLĐ, cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS) và doanh nghiệp; Chủ động hoặc phối hợp triểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ.

Hoạt động xã hội từ thiện tiếp tục được đẩy mạnh, như hỗ trợ, xây dựng sửa chữa “Mái ấm công đoàn”, trợ cấp cho CNLĐ; tổ chức các chuyến xe miễn phí đưa đón công nhân về quê đón Tết; tư vấn, khám sức khỏe miễn phí cho CNLĐ…

Có thể khẳng định mỗi đồng tiền ngân sách và kinh phí đoàn viên CĐ  đóng góp đều được các cấp CĐ Thủ đô tính toán kỹ khi chi tiêu, tất cả chỉ nhắm một mục tiêu chung hướng về NLĐ nhằm cho họ có cuộc sống vật chất, tinh thần  tương đối.

Từ CĐCS, ông Nguyễn Văn Đức - Chủ tịch CĐ Công ty Kyoei (100% vốn Nhật Bản) đóng tại KCN Nội Bài  cho hay: Từ nguồn kinh phí được trích lại CĐ cơ sở mà CĐ có điều kiện chăm lo tốt hơn cho đoàn viên trong những ngày lễ, Tết; tổ chức đại hội thể dục - thể thao trong CNLĐ; đưa CNLĐ đi thăm quan, nghỉ mát; tổ chức các phong trào thi đua, thăm hỏi, trợ cấp đột xuất khi tai nạn, ốm đau...

Những năm qua, kinh phí CĐ đã được BCH CĐ Công ty sử dụng hiệu quả nhất cho NLĐ thông qua quy chế sử dụng và chi tiêu được xây dựng rất cụ thể. 

Cùng chung quan điểm này, ông Phan Thanh Hải - Chủ tịch CĐ Cty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam (Khu CN Thạch Thất - Quốc Oai) - nói rõ: Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ngành, trong đó có quy định tài chính công đoàn mà hoạt động CĐ gặp rất nhiều thuận lợi.

Nhờ có những văn bản quy định về tài chính CĐ mà CĐCS chúng tôi có điều kiện chăm lo cho NLĐ tốt hơn. Tài chính CĐ luôn được TCCĐ chúng tôi sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và minh bạch.

Với tư cách NLĐ, chị Nguyễn Thị Thuần - công nhân Công ty Canon Việt Nam (Khu Công nghiệp Thăng Long) - chia sẻ: Được sự quan tâm của CĐ Công ty Canon những năm qua, CNLĐ được hưởng nhiều chế độ phúc lợi, như được thăm hỏi khi ốm đau, thai sản, được trợ cấp khó khăn; được nâng cao nghiệp vụ, tay nghề.

“Đặc biệt, hoàn cảnh của tôi là mẹ đơn thân, nên CĐ Cty còn giới thiệu để LĐLĐ TP.Hà Nội và CĐ các Khu CN- CX Hà Nội hỗ trợ kinh phí từ chương trình “mái ấm công đoàn” để tôi có thêm kinh phí, động lực xây được một căn nhà nhỏ” - chị Thuần cho biết thêm.

X. Sinh- B.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này