Doanh nghiệp nước ngoài tham gia phân phối xăng, dầu

06:56 | 27/04/2016
Việc Chính phủ cho phép các doanh nghiệp (DN) nước ngoài phân phối vào thị trường bán lẻ xăng, dầu theo nhận định của các chuyên gia kinh tế sẽ làm lành mạnh hóa thị trường và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi. Bên cạnh đó, các DN ngoại có thể sẽ góp phần làm cho việc điều hành xăng, dầu phải công khai, minh bạch và công bằng hơn.
se co loi cho nguoi tieu dung Sắp thanh tra hàng loạt doanh nghiệp xăng dầu đầu mối
se co loi cho nguoi tieu dung Bộ Công Thương bất ngờ "phản pháo" Bộ Tài chính
se co loi cho nguoi tieu dung Tìm giải pháp xử lý việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tới đây, nhiều DN nước ngoài sẽ được tham gia phân phối xăng, dầu tại Việt Nam theo quy định Chính phủ khi họ tham gia đầu tư góp vốn vào các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam. Với sự tham gia phân phối của các DN ngước ngoài, người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, PGS-TS Nguyễn Văn Nam – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại cho biết: Hiện nay, 3 công ty xăng, dầu là Tập đoàn xăng, dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công ty dầu Việt nam (PV Oil) và Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.Hồ Chí Minh (Saigon Petro) đang chiếm khoảng 75% thị phần xăng dầu trên cả nước. Điều này có nghĩa thị trường xăng, dầu hiện vẫn là “mảnh đất riêng” của các công ty trong nước. Trong đó, Petrolimex đang thống lĩnh thị trường. Cụ thể mọi quyết định điều chỉnh giá bán lẻ của công ty này đều được ngầm coi là một thước đo để các DN khác căn cứ điều chỉnh giá bán lẻ theo, tạo bất lợi cho người tiêu dùng. Trên thực tế, hiện nay giá xăng, dầu Việt Nam quá cao, đã thế 1 lít xăng “cõng” 4 sắc thuế gồm thuế, bảo vệ môi trường, 20% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế giá trị gia tăng càng khiến người tiêu dùng bị mua giá cao. Vì vậy theo TS Nam: “Sự tham gia của các đại gia xăng, dầu trên thế giới là một tín hiệu tích cực cho thị trường xăng, dầu Việt Nam. Khi có sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch thì người mua xăng sẽ có lợi, thị trường sẽ phát triển”.

se co loi cho nguoi tieu dung
Việc doanh nghiệp nước ngoài tham gia phân phối xăng, dầu, sẽ giúp người tiêu dùng hưởng lợi.

Rõ ràng, chính sách này đang hướng tới một thị trường bán lẻ xăng, dầu cạnh tranh thực sự giúp người tiêu dùng được hưởng lợi song vấn đề chuyên gia quan tâm là làm thế nào để các thủ tục đăng ký kinh doanh được thông thoáng hơn, từ đó người tiêu dùng sớm được hưởng lợi từ quy định của chính phủ.

Điển hình mới đây, trên báo chí đã đưa ra lời kêu cứu từ giới DN đến từ xứ sở hoa anh đào về thủ tục đăng ký công bố sản phẩm. Cụ thể, theo quy định, DN chỉ cần nộp phí 150.000 đồng, thời gian quy định là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ là được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, nếu DN nộp khoản lệ phí từ 180 đến 250 USD thì được cấp giấy xác nhận trong vòng 1 đến 2 tuần, còn nộp đúng phí quy định (150.000 đồng), thời gian chờ sẽ kéo dài 3 tuần đến 1 tháng. 

Trước những lo ngại trên, TS Nam cho cho rằng, nếu xảy ra tình trạng đó thì lỗi đầu tiên nằm ở các cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, cần mạnh tay gia tăng thêm các hoạt động kiểm soát, giám sát và xử lý vi phạm để cạnh tranh được lành mạnh. Theo cam kết hội nhập, Việt Nam dần dần sẽ mở cửa thị trường trong nước, trong đó có xăng, dầu. Khi các “đại gia” ngoại tham gia vào khâu phân phối bán lẻ xăng, dầu sẽ làm giảm vị trí thống lĩnh của DN trong nước và nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, các DN ngoại có thể sẽ góp phần làm cho việc điều hành xăng, dầu phải công khai, minh bạch và công bằng hơn. “Để người tiêu dùng được hưởng lợi, điều cần thiết là cơ quan quản lý Nhà nước cần phải kiểm soát, quản lý tốt các doanh nghiệp ngoại, để đảm bảo các vấn đề môi trường, tránh và hạn chế gian lận, trốn thuế" - vị này phân tích.

T.Liên

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này