Không in thêm tiền mới mệnh giá nhỏ:

Dần thay đổi ý thức sử dụng tiền dịp lễ, Tết

05:44 | 16/01/2016
Vào cận Tết, thị trường tiền lẻ lại trở thành đề tài được người dân quan tâm. Tuy nhiên, thông tin mới đây được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẳng định, Tết Bính Thân 2016, NHNN sẽ tiếp tục không in thêm tiền mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng. Trước quyết định trên, nhiều người tỏ ra lo ngại về việc thiếu tiền lẻ để giao dịch trong dịp Tết, thậm chí sẽ làm thị trường tiền lẻ dịp Tết có cơ hội bùng nổ.
Đảm bảo quyền lợi cho người lao động dịp tết
Láo nháo hàng Tết cuối năm
Thưởng Tết: Muôn nẻo một niềm vui

Nguồn tiền lẻ vẫn dồi dào

Năm thứ 4 liên tiếp NHNN quyết định không in thêm tiền mới có mệnh giá nhỏ từ 5000 đồng trở xuống, một lần nữa lại “gây sốc” cho người dân. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có đủ tiền lẻ để phục vụ nhu cầu của bà con trong việc sử dụng tiền lẻ dịp Tết hay không? Với việc không in thêm tiền lẻ mới có mệnh giá nhỏ, người dân được lợi gì?.

Trả lời câu hỏi này trong cuộc họp thông báo quyết định với báo chí, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho biết, từ năm 2013, NHNN đã chủ trương không in thêm tiền mới có mệnh giá nhỏ vào dịp Tết. Khi đưa ra quyết định này, NHNN đã tính toán đến số lượng tiền lẻ thực tế còn trên thị trường, với số lượng ấy hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân về việc sử dụng tiền lẻ. Bên cạnh đó, không in thêm tiền lẻ vào các dịp Tết nguyên đán cũng đã giúp giảm chi phí xã hội, chi phí in ấn, bảo quản... Trong 4 năm qua đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoảng 1.500 tỉ đồng.

Dần thay đổi ý thức sử dụng tiền dịp lễ, Tết
Phố Đinh Lễ ảm đạm trước thông tin không in thêm tiền lẻ từ NHNNVN.

Không in thêm tiền lẻ có mệnh giá nhỏ, tiết kiệm ngân sách, tiết kiệm chi phí cho nhà nước thì ai cũng thấy, tuy nhiên, người dân có được hưởng lợi như thế nào? Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bà Nguyễn Thị Tú (Khu tập thể Viện Nông hóa) cho hay, trước đây vào mỗi dịp Tết, người dân thường săn lùng tiền lẻ để dự trữ tiền mừng tuổi, tiền đi lễ chùa…thế nhưng, thời gian gần đây, vấn đề tiền mừng tuổi người dân cũng ít sử dụng tiền có mệnh giá nhỏ, phần lớn là tiền 20.000 – 100.000 đồng. Còn tiền có mệnh giá nhỏ dưới 5.000 đồng chủ yếu là tiền dùng để đi lễ chùa đầu năm. Vì thế, việc ngân hàng không in thêm tiền mới giá trị nhỏ, bà Tú cho rằng, không ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu sinh hoạt. Thậm chí, quyết định này còn tránh được việc mua bán, trao đổi tiền lẻ mới dịp Tết, mà mục đích chính không phải là để giao dịch, mua sắm.

Nên thành tâm đi lễ

Thực tế cho thấy, tiền lẻ có mệnh giá nhỏ từ 5.000 đồng trở xuống, vào các dịp Tết, lễ…thường được người dân sử dụng để đi lễ chùa, cúng lễ, tuyệt nhiên rất ít người sử dụng tiền lẻ vào mục đích thanh toán hay giao dịch, bởi sử dụng tiền lẻ thành toán không chỉ làm mất thời gian trong việc kiểm, đếm tiền, mà còn gây khó khăn trong vấn đề vận chuyển, lưu trữ, giao dịch…vì thế, trước thông tin NHNN không in thêm tiền lẻ mới có mệnh giá nhỏ vào dịp Tết, người có nhu cầu lại tìm đến các khu chợ đổi tiền. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, sau khi chính quyền, Bộ VHTTDL ban hành nhiều quyết định xử lý, các hành vi kinh doanh, buôn bán tiền lẻ…thì tại một số khu vực nổi tiếng về đổi tiền lẻ như: Đinh Lễ, Chùa Hà, Phủ Tây Hồ…hầu như dịch vụ đổi tiền lẻ không còn công khai nữa. Tuy nhiên, nếu người dân có nhu cầu đổi thì một số người kinh doanh tại khu vực này vẫn sẵn sàng đáp ứng.

Dần thay đổi ý thức sử dụng tiền dịp lễ, Tết
Người dân bắt đầu có ý thức hơn trong việc sử dụng tiền lẻ khi đi chùa cúng lễ.
Theo chia sẻ của nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, không phải cứ sử dụng tiền lẻ nhiều, rải ở nhiều nơi, nhiều chùa chiền, là người đi lễ sẽ được hưởng nhiều bổng lộc. Hành động rải tiền khắp chùa chiền, ban thờ, được coi là hành vi mang “rác rưởi” ở cõi trần gian vào cõi thiêng. Người dân cần thể hiện minh là những người theo tín ngưỡng tôn giáo có hiểu biết, có văn hóa, nên thành tâm và tùy tâm đi lễ chùa là tốt nhất.

Chị Hà, dân “buôn” tiền trên phố Đinh Lễ (Hà Nội) than phiền, tiền lẻ vào dịp Tết, chủ yếu được người dân đổi để phục vụ cho việc lễ chùa đầu năm. Nhưng, một vài năm trở lại đây, tình hình làm ăn ế ẩm lắm, không chỉ cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát gắt gao, mà nhu cầu đổi tiền lẻ của người dân cũng giảm rất nhiều. Bên cạnh đó, mặc dù nhà nước không in thêm tiền lẻ mới có mệnh giá nhỏ, nhưng mức phí đổi tiền lẻ không vì thế mà có thể tăng cao hơn. Bởi lẽ, nếu tăng quá cao và không phù hợp thì người dân họ sẵn sàng không đổi. Phí đổi tiền đắt nhất vẫn là tiền mệnh giá 500 đồng, với mức phí từ 60-75% (10.000 đổi lấy 6.000), các mệnh giá còn lại chỉ giao động 80-85%.

Theo chia sẻ của nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, không phải cứ sử dụng tiền lẻ nhiều, rải ở nhiều nơi, nhiều chùa chiền, là người đi lễ sẽ được hưởng nhiều bổng lộc. Hành động rải tiền khắp chùa chiền, ban thờ, được coi là hành vi mang “rác rưởi” ở cõi trần gian vào cõi thiêng. Người dân cần thể hiện minh là những người theo tín ngưỡng tôn giáo có hiểu biết, có văn hóa, nên thành tâm và tùy tâm đi lễ chùa là tốt nhất. Điều đó vừa thể hiện được nét văn hóa đẹp trong tín ngưỡng, vừa thể hiện sự có hiểu biết và tiết kiệm chi phí vào những vấn đề không cần thiết.

Cùng chung quan điểm với nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, Đại đức Thích Chơn Phương – trụ trì chùa Viên Đình (Đông Lỗ, huyện Phú Xuyên, HN) cho hay: “Nhà chùa vẫn thường khuyên các phật tử khi đi lễ chùa nên thành tâm cúng lễ, không nên rải tiền lẻ khắp các ban thờ, chân tượng phật… Không phải cứ dùng nhiều tiền lẻ cúng lễ là sẽ hưởng nhiều bổng lộc, mà những hình ảnh ấy làm xấu đi nét văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng của người Việt, mà còn khiến nhà chùa mất công thu dọn. Thay bằng việc đặt tiền lẻ khắp nơi như vậy, người dân có thể để vào hòm công đức, hoặc công đức trực tiếp làm như vậy có ý nghĩa hơn rất nhiều”.

Đạt Đỗ

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này