Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định khác: Cơ hội và thách thức

Chúng ta được hưởng lợi gì?

07:14 | 15/08/2015
Như đã phân tích, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do, trong đó có TPP, đã và sẽ mang lại cơ hội rất lớn cho hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tận dụng được cơ hội này, vô tình sẽ làm lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến “mượn” đất của chúng ta làm nhà xưởng, tận dụng giá nhân công rẻ để sản xuất và hưởng lợi từ các khoản ưu đãi về thuế…
Cơ hội và thách thức: Từ câu chuyện dệt may
Luồng gió mới cho hoạt động Công đoàn
Mong muốn sớm kết thúc đàm phán TPP với Hoa Kỳ

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, kể từ năm 1991, khi khu chế xuất (KCX) Tân Thuận được thành lập, cũng là thời điểm "khai sinh" mô hình các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam, đến nay cả nước có trên 288 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên lên tới 80.809 ha. Hiện các KCN trên cả nước đã thu hút được trên 4.770 dự án có vốn đầu từ nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, vốn đầu tư đã thực hiện đạt 36,2 tỷ USD, bằng 52% vốn đầu tư đã đăng ký; và trên 5.210 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 464.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 250.000 tỷ đồng, bằng 53% tổng vốn đăng ký. Các KCN, khu kinh tế cả nước đã thu hút trên 2,6 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp. Hàng năm, các doanh nghiệp trong KCN- KCX chiếm hơn 30% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và gần 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Chúng ta được hưởng lợi gì?
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

Điều không thể phủ nhận, các KCN, KCX đã góp phần đưa kinh tế địa phương và cả nước phát triển, trong đó đóng góp lớn nhất là tạo ra rất nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ sâu xa về đóng góp cho ngân sách nhà nước, thì khối DN FDI không bằng khối DN trong nước. Hay nói chuẩn xác, các DN khối FDI đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại các KCN hiện được hưởng khá nhiều ưu ái. Ví dụ, KCN hạ tầng thì đã được xây dựng sẵn, trong khi đó với những DN pháp luật quy định miễn hẳn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Vấn đề đặt ra làm thế nào để chúng ta được hưởng lợi hơn từ các hiệp định tự do mang lại, một số chuyên gia cho rằng, cách tốt nhất chúng ta phải tiến hành một quy trình hoàn chỉnh từ chăn nuôi, nuôi trồng, chăm sóc, chế biến đến tiêu thụ các sản phẩm nông, thủy sản một cách khoa học để nâng cao giá trị gia tăng từ những sản phẩm này. Coi đây là những hàng hóa chủ lực, mang lại kinh tế cao, có “tiếng nói” trên những sân chơi mà chúng ta đã tham gia.

Ưu đãi này được xem như một cách động viên của Nhà nước, giúp doanh nghiệp ổn định tình hình kinh doanh, tạo tiền đề để doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, còn một số ưu tiên khác. Có lần đi thăm một KCN trên địa bàn TP, bình luận về chủ đề này, một chuyên gia kinh tế nói rằng, Nhà nước không được hưởng lợi bao nhiêu từ các DN này xét dưới góc độ ngân sách vì đã cho họ quá nhiều ưu ái, cái chúng ta thu được chỉ là bài toán việc làm. Còn các DN đầu tư được hưởng lợi đủ đường, nào giá nhân công rẻ, tiền thuê đất cũng rẻ, lại được hưởng ưu đãi về thuế TNDN. Nghĩa là khi đầu tư vào Việt Nam họ kiếm được lợi nhuận rất nhiều.

Khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, cộng đồng kinh tế có hiệu lực, cũng như tới đây TPP sẽ đi vào hoàn tất, các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam được hưởng rất nhiều đãi về thị trường, thuế nhập khẩu thì các nhà đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để nhằm hưởng lợi do các hiệp định thương mại tự do mang lại. Khi đó, đồng nghĩa với việc các KCN đã và sẽ mở rộng về quy mô, các thửa ruộng vốn là “bờ xôi ruộng mật” ngày một teo dần. Kết quả, chúng ta mất thêm rất nhiều diện tích đất canh tác. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để chúng ta được hưởng lợi hơn từ các các hiệp định tự do mang lại, một số chuyên gia cho rằng, cách tốt nhất chúng ta phải tiến hành một quy trình hoàn chỉnh từ chăn nuôi, nuôi trồng, chăm sóc, chế biến đến tiêu thụ các sản phẩm nông, thủy sản một cách khoa học để nâng cao giá trị gia tăng từ những sản phẩm này.

Coi đây là những hàng hóa chủ lực, mang lại kinh tế cao, có “tiếng nói” trên những sân chơi mà chúng ta đã tham gia. Còn với những dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhất định Việt Nam phải xây dựng hàng rão kỹ thuật và chỉ khuyến khích các dự án có hàm lượng công nghệ, chất xám cao; các dự án chế biến các sản phẩm nông sản; các dự án sản xuất nguyên liệu đầu vào… tránh “mắc bẫy” các dự án chỉ đơn thuần mang tính rắp ráp, hay những dự án có độ ô nhiễm cao, hoặc thiên về gia công như dệt may để mục đích hưởng lợi từ các hiệp định tự do mang lại. Khi đó, chúng ta sẽ bị thiệt không chỉ mất quá nhiều đất cho những dự án này, mà còn bị lợi dụng nguồn gốc xuất xứ để hưởng lợi từ xuất khẩu do ưu đãi thuế.

Lê Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này