Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Huyện Chương Mỹ: Thiết thực, hiệu quả

10:09 | 23/07/2015
Chương Mỹ là huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều lao động dôi dư nên việc đào tạo nghề cho họ luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, chú trọng và đã đạt được những kết quả tích cực.
Xây dựng thương hiệu nhân sự: Ngày càng cấp thiết
Đâu là điểm nghẽn của đào tạo nghề?
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Còn nhiều bất cập
Đào tạo nghề nông thôn phải chi tiết, cụ thể

Nâng cao chất lượng lao động

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Đông, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Chương Mỹ được chú trọng đồng bộ, từ khâu vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về mục đích chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn đến chất lượng dạy và kết quả việc làm sau đào tạo. UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban ngành có liên quan, chỉ đạo đài truyền thanh huyện thông tin tuyên truyền kế hoạch; phát tờ rơi tuyên truyền về công tác đào tạo nghề và danh sách các nghề được đào tạo đến từng thôn, xóm để người dân được tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của chính sách.

Với những giải pháp tích cực, đồng bộ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Chương Mỹ đã đạt những kết quả tích cực. Tính đến thời điểm này, huyện Chương Mỹ đã phê duyệt đơn đề nghị đặt hàng dạy nghề của 9 cơ sở dạy nghề với số lớp đã phê duyệt là 45 lớp. Số lớp đã khai giảng và ký hợp đồng dạy nghề là 32 lớp bao gồm: Trường Cao đẳng kinh tế công nghệ Sim cô Sông Đà 3 lớp (2 lớp hàn, 1 lớp may công nghiệp). Trường cao đẳng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ 6 lớp (rau an toàn, lúa chất lượng cao, thú y). Trường cao đẳng Văn Lang 6 lớp (2 lớp trồng RAT, 2 lớp lúa chất lượng cao).

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Huyện Chương Mỹ: Thiết thực, hiệu quả
Dạy nghề may gia công cho lao động nông thôn tại huyện Chương Mỹ

Trung tâm dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm 10 lớp (2 lớp sản xuất hàng mây tre giang đan, 2 lớp kỹ thuật nuôi lợn, 2 lóp chăn nuôi thú y, 2 lớp trồng lúa chất lượng cao, 2 lớp trồng cây ăn quả). Trung tâm dịch vụ việc làm 20/10 – Hội LHPN Hà Nội 2 lớp kỹ thuật chế biến món ăn. Trung tâm DVVL Hội Cựu chiến binh Hà Nội với 2 lớp trồng cây ăn quả. Trung tâm dạy nghề tư thục Mây tre đan Phú Vinh với 2 lớp sản xuất hàng mây tre giang đan. Và trường Trung cấp nghề Công nghệ Bách khoa Hà Nội 2 lớp trồng cây ăn quả, 1 lớp chăn nuôi thú y. Tổng kinh phí UBND huyện đã phê duyệt đặt hàng dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề là 3.062.863.500 đồng. Theo đánh giá của UBND huyện, hầu hết các lớp tổ chức đều đảm bảo quân số, chương trình giảng dạy, học viên đi học đầy đủ.

Tăng cường công tác giám sát

Cũng theo ông Vũ Văn Đông, 6 tháng cuối năm, huyện Chương Mỹ có kế tiếp tục khai giảng 16 lớp đào tạo nghề. Trong đó có 13 lớp đã được UBND huyện phê duyệt song chưa tuyển sinh được và phê duyệt bổ xung các lớp đã có học viên xong chưa có chỉ tiêu. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, xây dựng nội dung, chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông cấp huyện và cấp xã. Thực hiện chỉ tiêu trên 80% lao động sau học nghề gắn với việc làm hoặc có việc mới. Để đạt kế hoạch UBND huyện huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và các doanh nghiệp ở địa phương tham gia vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, huy động nguồn lực dạy nghề. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện đề án trên địa bàn, để kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, tồn tại, thiếu sót trong tổ chức thực hiện.

Với những giải pháp tích cực, đồng bộ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Chương Mỹ đã đạt những kết quả tích cực. Tính đến thời điểm này, huyện Chương Mỹ đã phê duyệt đơn đề nghị đặt hàng dạy nghề của 9 cơ sở dạy nghề với số lớp đã phê duyệt là 45 lớp. Số lớp đã khai giảng và ký hợp đồng dạy nghề là 32 lớp.

Dù đạt những kết quả tích cực, song công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Chương Mỹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một số xã, thị trấn quan tâm đến công tác dạy nghề còn ở mức độ nhất định. Tuyên truyền vận động người lao động tham gia học nghề đã được quan tâm mở rộng nhưng chưa đạt hiệu quả cao, vì vậy việc tuyển sinh của các trường còn chậm.Thời gian đào tạo ngắn, trình độ sau đào tạo còn hạn chế, cho nên giải quyết việc làm cho người học sau khi hoàn thành khóa học khó khăn.

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn đạt hiệu quả, huyện Chương Mỹ kiến nghị, Chính phủ, bộ, ngành trung ương nâng định mức chi phí cho một nghề học 3 tháng lên bình quân là 4 triệu đồng/ người. Ban hành định mức chi cụ thể cho từng nghề dạy thống nhất trên phạm vi vùng và toàn quốc. UBND TP Hà Nội quan tâm hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của BCĐ cấp huyện và cấp xã để phục vụ công tác tuyên truyền điều tra khảo sát, vận động tư vấn người dân tham gia học nghề. Hiện nay không có kinh phí chi cho hoạt động của BCĐ dạy nghề các cấp do đó những địa phương nào tích cực hưởng ứng dạy nghề cho nông dân thì địa phương đó cán bộ thêm việc và vất vả do đó họ chưa thật sự nhiệt tình, trách nhiệm dẫn đến chất lượng dạy và học không cao.

Trần Vũ

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này