Trình độ kỹ năng là điểm yếu của lao động Việt Nam

08:02 | 27/12/2022
Báo cáo Tổng chỉ số nguồn nhân lực năm 2022 của Tập đoàn ManpowerGroup cho biết, Việt Nam có nguồn cung lao động dồi dào nhưng còn hạn chế về trình độ kỹ năng.
Tư duy mới về chính sách lao động, việc làm trong định hướng phát triển đất nước Gỡ vướng về chính sách lao động việc làm cho đơn vị sử dụng lao động
Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12: Tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận tri thức và kinh nghiệm mới
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Việt Nam hiện có một lực lượng lao động với khoảng 50,74 triệu người trong độ tuổi lao động. Những người thuộc thế hệ Y và thế hệ Z chiếm gần 1/3 lực lượng lao động trong nước - khoảng 65%. Việc sở hữu một nguồn cung lao động trẻ và dồi dào khi nhiều quốc gia đang phải đau đầu giải quyết vấn đề già hóa dân số là một trong những lý do khiến thị trường Việt Nam được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, trình độ kỹ năng là một trong những điểm lao động Việt Nam cần khắc phục để vươn lên sánh ngang với các thị trường khác. Mặc dù có tỷ lệ phổ cập giáo dục cao (khoảng 88%), số người lao động có trình độ tay nghề hay chuyên môn cao chỉ chiếm khoảng 11,67%, gần như không đổi so với 3 năm trước. Theo báo cáo Tổng chỉ số nguồn nhân lực Việt Nam 2022, tỷ lệ lao động Việt Nam đủ trình độ tiếng Anh để làm việc chỉ chiếm 5% lực lượng lao động. Tỷ lệ này là khá thấp so với các quốc gia không nói tiếng Anh khác trong khu vực như Indonesia (10%), Malaysia (21%), Thái Lan (27%).

Báo cáo cũng tiết lộ mức thu nhập bình quân của lao động Việt Nam hiện là 275 USD (tương đương với 6.545.000 đồng). Đây là mức chi phí lao động tương đối hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng lao động, góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

P.Diệp

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này