Bài dự thi: “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, Thành phố hòa bình”

Xây dựng cổng thông tin chia sẻ tài liệu số

17:08 | 13/08/2020
(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch số 18/KH-CĐVC của Công đoàn Viên chức Thành phố về việc tổ chức cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô Anh hùng, Thành phố Hòa bình”, Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phát động cán bộ đoàn viên phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm hiến kế, đề xuất giải pháp sáng kiến sáng tạo xây dựng Thủ đô.
Ứng dụng công nghệ trong không gian nghệ thuật sáng tạo
Bàng – Sản phẩm lưu niệm đặc trưng của di tích Nhà tù Hỏa Lò
"Bài ca Hà Nội": Tiếng nhạc trầm hùng mà da diết của Thủ đô Anh hùng

Báo Lao động Thủ đô xin đăng tải bài dự thi “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô Anh hùng, Thành phố Hòa bình” của tác giả Nguyễn Hoài Nam (Thư viện Hà Nội – Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) với chủ đề: “Xây dựng cổng thông tin chia sẻ tài liệu số”.

Ngày nay, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã dẫn đến việc áp dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thư viện. Đây là sự đòi hòi tất yếu, xu hướng này đặt ra cho nhà hoạch định chính sách về hoạt động thư viện cần phải có những hướng phát triển mới về định hướng, chính sách và quy định hoạt động của thư viện phù hợp với sự tiên tiến của nó; đặt ra cho cán bộ thư viện những đòi hói về trình độ, hiếu biết đế vận hành và đưa vào hướng dẫn khai thác sử dụng cho người dùng tin tiếp cận tài liệu mà thư viện quản lý; đặt ra cho tài liệu nhiều hình thức xuất bản (như xuất bản truyền thống, xuất bản Online..); đặt ra cho người sử dụng nhiều lựa chọn trong khai thác sử dụng các nguồn tin. Vì đó là những cơ hội và thách thức cho nhà hoạch định chính sách, cán bộ thư viện, xuất bản, bạn đọc những kỹ năng và kiến thức nhất định để tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tin trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 một cách hiệu quả.

5334 untitled
(Ảnh: thuvienhanoi.org.vn)

Thực trạng hoạt động của các Thư viện trên địa bàn Hà Nội

Hoạt động thư viện tại Việt Nam nói chung và của Thư viện Hà Nội nói riêng vẫn đang từng bước xây dựng thư viện số, số hoa tài liệu. Song song với vấn đề đó cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 lại đưa thư viện vào một cách thức mới, đó là làm thế nào để đưa Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào sâu rộng trong hoạt động thư viện như: xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả thư viện điện tử; tạo lập mạng lưới thư viện điện tử tạo ra sự kết nối sâu rộng về hoạt động nghiệp vụ thư viện - tạo lập cơ sở dữ liệu số hóa dùng chung trong hệ thống các thư viện - sử dụng công nghệ vào hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin - tạo lập nguồn học liệu mở. Vậy nên thư viện Hà Nội từ đó rút ra kinh nghiệm thúc đẩy thư viện phát triển bắt kịp cách mạng công nghệ 4.0 trong giai đoạn hiện nay.

Theo số liệu thống kê của thư viện Hà Nội tổng số vốn tài liệu là 624.388 tài liệu. trong đó có 402 đầu báo, tạp chí và khoảng 2 vạn tài liệu địa chí Hà Nội với nhiều loại hình (bản đồ, văn bia, thần tích, thần sắc, hương ước…). Thư viện Hà Nội đã đầu tư trang bị phần mềm quản lý thư viện; phần mềm sản xuất sách nói cho người khiếm thị; cùng hệ thống máy tính, máy scan, máy in laze, máy photo… để phục vụ cho các hoạt động lưu trữ và cung cấp tài liệu tới người đọc.

So với những năm trưóc, việc xây dựng tổ chức vốn tài liệu đã có rất nhiều tiến bộ, kho sách đã lớn mạnh về số lượng, nhưng chất lượng chưa đồng đều, việc số hóa vẫn chưa đủ vì nhu cầu còn cần rất nhiều.

Nhìn chung, thư viện Hà Nội còn chưa được đầu tư thích hợp hoặc sự đầu tư chưa diễn ra đồng đều về cơ sở vật chất trang thiết bị, vốn sách báo lẫn phương thức hoạt động và phục vụ. Đầu tư ngân sách cho hoạt động thư viện còn ít, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động của thư viện là theo xu hướng phát triển của xã hội. Hiện nay có rất nhiều thư viện đã và đang từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động thư viện

Tự động hóa trong quá trình lưu thông tài liệu: các thư viện đã và đang tiến hành dịch chuyển công nghệ barcode và tem từ thành chip radio RFID để tiến hành quản lý và triển khai mượn trả tự động.

Một số thư viện cũng đã tiến hành đầu tư các thiết bị quét (máy Scan) đế số hóa các tài nguyên đang có của thư viện đê đưa ra phục vụ bạn đọc trên cộng đồng mạng.

Qua đó cho thấy việc ứng dụng công nghệ 4.0 đã và đang đưa vào các lĩnh vực phục vụ của thư viện và xu hướng ngày càng phát triên. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, tôi đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ 4.0 trong vấn đề tổng hợp nguồn lực tài nguyên của các thư viện nhằm tiến tới xây dựng một kho dữ liệu số dùng chung cho các thư viện nhằm mục đích giảm thiểu chi phí đầu tư cho từng thư viện nhưng vẫn phục vụ tốt các yêu cầu của bạn đọc.

Giải pháp ứng dụng công nghệ trong hoạt động của Thư viện Hà Nội

Hiện tại các thư viện đang tự tiến hành số hóa các tài liệu cúa mình. Cùng một tài liệu số, các thư viện đều tiến hành số hóa dẫn đến việc lãng phí nhân lực và tài nguyên của các thư viện. Tôi đề nghị xây dụng một cổng thông tin tập hợp các tài nguyên của các thư viện lại để bạn đọc có thể tra cứu và tìm được thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Để làm được việc này, phải ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổng hợp nguồn thông tin số hóa của các thư viện và thỏa mãn các điều kiện: Dữ liệu Số hóa khi được đưa vào cổng dùng chung phải được bảo mật riêng; Có cơ chế hoạt động cho các thư viện tham gia; Tiến hành xã hội hóa trong vấn đề tìm nhà cung cẵp giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để cùng các thư viện triển khai cổng thông tin dùng chung cơ sở dữ liệu số. Tôi xin đề xuất phương án tổng hợp nguồn tài nguyên của các thư viện lại với nhau theo phương án sau:

Mục tiêu chung của giải pháp là: Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, ứng dụng phần mềm và các thiết bị công nghệ cao vào tự động hóa các khâu nghiệp vụ trong Thư viện. Nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo sự nhanh chóng tiện lợi, thông tin cập nhật cho nhân dân, cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh... Đem lại khả năng truy cập TTTL thư viện mọi lúc mọi nơi. Tăng cường khả năng chia sẻ tài nguyên thư viện, liên thông với các thư viện khác trong ngành và cả nước, đem lại nhiều thông tin cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh. Xây dựng và cung cấp kho tài nguyên được số hóa, hỗ trợ chia sẻ các nguồn tài nguyên và làm nơi bảo tồn các công trình số hóa này. Cung cấp hệ thống thông tin số có khả năng tồ chức, phân loại, biên mục, chú dẫn.

Kết hợp với một doanh nghiệp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin để đơn vị đó có thể: Đầu tư xây dựng cơ sớ vật chất và trang thiết bị đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng. Xây dựng cơ sờ hạ tầng bao gồm trang web, đường truyền; Tổ chức điều hành và duy trì hoạt động trang thư viện điện tử liên kết. Xây dựng giải pháp CNTT để đảm bảo tính bảo mật cho các tài nguyên của các thư viện tham gia. Xây dựng cơ chế khai thác tài liệu và chịu trách nhiệm thanh toán lại cho các thư viện các chi phí khai thác được từ việc khai thác tài liệu số dùng chung để các thư viện có nguồn kinh phí tiếp tục số hóa các tài liệu của mình; Tổ chức sản xuất thẻ thành viên/tài khoản truy cập khai thác nguồn học liệu số.

Đối với các thư viện tham gia sẽ: Tổ chức cung cấp nguồn học liệu số nội sinh và nhập liệu lên hệ thống thư viện điện tử liên kết; Chịu trách nhiệm pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ của nguồn học liệu số cập nhật lên hệ thống thư viện điện tử; Chịu trách nhiệm thanh toán tiền ban quyền cho tác giả và cho chu sơ hữu tác phẩm từ nguồn kinh phí mà bên B thanh toán cho bên A; Hỗ trợ bên B phát hành thẻ/tài khoản truy cập khai thác nguồn học liệu số trong phạm vi của bên A; Phân công cán bộ chuyên trách về nội dung và kỹ thuật phối hợp với bên B trong quá trình vận hành và khai thác nguồn học liệu số.

Các tác vụ của hệ thống sẽ giúp cho việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn; Linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng dữ liệu số khác nhau; Giảm tối đa chi phí quản lý, tiết kiệm không gian lưu trữ; Có khả năng chỉnh sửa và tái tạo dữ liệu.

Kết luận

Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, sự phát triển của Thư viện Hà Nội luôn gắn liền với sự phát triển của văn hóa, chính trị, kinh tế Thủ đô. Thư viện đã trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc và để lại dấu ấn tốt đẹp trong ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội.

Đặc thù của Thư viện Hà Nội là nơi lưu giữ nhưng kho tàng văn hóa về Thăng Long – Hà Nội. Có nhiều tài liệu địa chí như bản đồ, văn bia, thần tích, thần sắc, hương ước có giá trị cao. Việc số hóa sẽ giúp thư viện có thể phục vụ nhiều bạn đọc cùng một lúc và giữ được bản gốc không bị thất lạc, rách nát.

Việc triển khai thành công hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị công nghệ thông tin đầu tư ban đầu về công nghệ, trang thiết bị, máy móc, nhân sự thực hiện.

Triển khai sử dụng còn gặp khó khăn trong việc hướng dẫn đồng bộ và có hệ thống do các thư viện chưa có chính sách liên thông cho việc chia sẻ nguồn tài nguyên của thư viện mình đang có.

Cán bộ thư viện được trang bị các thiết bị hiện đại để nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ thư viện, thường xuyên cử cán bộ thư viện tham gia các lớp tập huấn về thư viện số,...

Nguyễn Hoài Nam (Thư viện Hà Nội – Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này