Phỗng đất, một phần ký ức của tuổi thơ

20:25 | 22/01/2020
(LĐTĐ) Khi mà các đồ chơi hiện đại đang lấn át dần những sản phẩm truyền thống, thì với nhiều người, phỗng đất vẫn có một vị trí quan trọng trong tâm trí của người yêu thích nghệ thuật dân tộc.  
phong dat mot phan ky uc cua tuoi tho Nghệ nhân lưu giữ nghệ thuật tò he trong lòng Hà Nội
phong dat mot phan ky uc cua tuoi tho Tết Trung thu: Đồ chơi truyền thống chiếm ưu thế
phong dat mot phan ky uc cua tuoi tho Những người làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở Hà Nội
phong dat mot phan ky uc cua tuoi tho
Những hình tượng phỗng đất truyền thống

Cùng với sự phát triển của thị trường đồ chơi hiện đại, phỗng đất dần trôi vào quên lãng. Số người biết, duy trì nghề làm phỗng đất ngày càng ít, bởi đây vốn là mặt hàng chỉ mang tính thời vụ, chủ yếu được làm trong dịp Tết Trung thu.

Theo nghệ nhân Phùng Đình Giáp (thôn Đông Khê, xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh), một trong số ít người còn lưu giữ và làm nghề nặn phỗng đất: Trước đây, phỗng đất chỉ được làm vào dịp Tết Trung thu với những hình tượng truyền thống gồm: Đức Phật, người già, em bé và chim, rùa. Nhưng vài năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các mẫu đồ chơi phỗng đất đã đa dạng hơn và cũng bị bó hẹp thời gian Tết Trung thu nữa.

Phỗng đất được làm từ sự pha trộn giữa đất sét và giấy bản. Các công đoạn làm phỗng đất cũng rất công phu và cầu kỳ. Đất sét được đào ở độ sâu từ 2-3m, lấy về phơi cho khô rôi đập thành bột mịn. Giấy bản ngâm trong nước đến khi đã mủn hoàn toàn thì trộn đất và giấy vào với nhau, vừa trộn tay, vừa dùng chày đập cho đến khi hai thứ hỗn hợp này quyện với nhau làm một mới mang ra nặn, nặn xong phơi ra ngoài ánh nắng mặt trời.

phong dat mot phan ky uc cua tuoi tho
Phỗng đất có bề ngoài đơn giản nhưng lại đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật nặn tinh xảo.

Sau khi được phơi khô kiệt, phỗng đất sẽ được sơn phủ một lớp hỗn hợp gồm bột điệp trắng, hồ nếp pha với nước theo một tỉ lệ thích hợp. Sau đó lại mang phơi cho khô rồi vẽ màu lên cho hoàn chỉnh. Màu sắc để vẽ phỗng chỉ là những màu cơ bản gồm trắng, vàng, xanh, đỏ, đen... Đây là những gam màu truyền thống, khi vẽ lên sẽ tạo cảm giác thân thuộc, gắn bó.

Phỗng đất có bề ngoài đơn giản nhưng lại đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật nặn tinh xảo, cầu kỳ, tỉ mỉ và cẩn thận. Từng công đoạn, đều được nghệ nhân cảm nhận và tạo thành từ đôi bàn tay khéo léo.

Ngày nay, mặc dù mặt hàng phỗng đất không còn được ưa chuộng như trước đây và cũng không còn nhiều người biết, duy trì nghề nặn phỗng đất nữa. Tuy nhiên, với nhiều người, phỗng đất vẫn là một phần ký ức của tuổi thơ mà không phải ai cũng có được.

T.An

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này