3.000 học sinh phải thi lại và vấn đề “cần làm ngay” của ngành Giáo dục

16:41 | 21/12/2019
(LĐTĐ) Một trong những thông tin đáng chú ý nhất tuần qua không phải việc ông Nguyễn Bắc Son bị đề nghị tử hình, mà là tin có đến 3.000 học sinh của TP Hà Nội phải cho thi lại vì đề Toán quá khó!  
3000 hoc sinh phai thi lai va van de can lam ngay cua nganh giao duc Giảm áp lực học tập, tăng ứng dụng công nghệ vào giáo dục phổ thông
3000 hoc sinh phai thi lai va van de can lam ngay cua nganh giao duc Đừng để học tập là “cuộc đua” bất tận (Kỳ cuối)
3000 hoc sinh phai thi lai va van de can lam ngay cua nganh giao duc Nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học

Cụ thể, theo thông tin báo chí, kết thúc học kỳ I, có70% học sinh quận Thanh Xuân đạt dưới mức trung bình, nên sẽ phải tiến hành tổ chức thi lại. Như chúng ta đã biết, Hà Nội là một trong những địa phương luôn dẫn đầu cả nước về giáo dục- đào tạo và thực tế trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp mọi cấp độ, Hà Nội luôn dẫn đầu về lượng học sinh có điểm số cao. Với quận Thanh Xuân, là một trong những quận có chất lượng giáo dục xếp tốp đầu của Thủ đô. Bởi vậy, theo tư duy logich học sinh quận này không thể “dốt” đến thế!

3000 hoc sinh phai thi lai va van de can lam ngay cua nganh giao duc
Áp lực học tập với lượng kiến thức quá nhiều khiến học sinh mệt mỏi (ảnh minh họa T.Trẻ)

Có lẽ vụ 3.000 học sinh ở quận Thanh Xuân bị điểm toán dưới mức trung bình chỉ là câu chuyện làm cho “giọt nước tràn ly” đối với lĩnh vực giáo dục- đào tạo hiện nay. Nếu xét thể lực, tiềm năng kinh tế, thậm chí “trí lực”, chúng ta chưa thể bằng phương Tây và một số nước phát triển. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo đang diễn ra nghịch lý, ở một số quốc gia học sinh đang theo học lớp 9 khó lòng giải được toán của học sinh đang theo học lớp 5-6 của Việt Nam. Ngay như, học sinh mới lên lớp 3-4 đã phải giải những bài toán quá khó, quá tầm đến mức không cần thiết, đến bố mẹ nhiều khi còn “toát mồ hôi”.

Kiến thức thì khó, học thì quá nhiều khiến học sinh đôi khi phải học theo kiểu nhồi nhét như con Vẹt; học trên lớp đã nhiều, bài tập về nhà cũng tràn ngập… hệ lụy học sinh ít có thời gian nghỉ ngơi, chứ huống hồ nói đến tư duy, tìm tòi, sáng tạo! Đây chính là lý do vì sao, học sinh Việt Nam có thể xếp loại giỏi, song tính sáng tạo thì nước ta xếp vào loại thấp của thế giới.

Có một điều tại sao lãnh đạo ngành Giáo dục- Đào tạo không hiểu đó là: Não bộ trẻ em như da non, chỉ trây xước một chút là khó lành. Nếu não bị bội thực kiến thức sẽ dẫn đến xơ hoá! Vì vậy, vấn đề đề đặt ra chúng ta cần cân đối thế nào để đảm bảo lượng kiến thức đưa vào sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến bậc phổ thông vừa tầm học sinh. Muốn đạt được điều đó, chắc chắn mình ngành Giáo dục- Đào tạo với tư cách là cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước về giáo dục “đơn phương” hoạch định là rất khó.

Câu hỏi đặt ra, tại sao ngành Giáo dục không mời các chuyên gia ngành Y, ngành Tâm lý, thậm chí cả Vật lý ngồi lại với nhau "tính toán" độ phát triển, độ tiếp nhận của não bộ con trẻ theo từng chu kỳ phát triển ra sao, để từ đó biên tập sách giáo khoa và "quy định", quy chuẩn lượng kiến thức, độ khó để dung nạp vào não bộ các cháu.

Nếu không làm được điều này, chúng ta cứ mãi mê với những khẩu hiệu “đổi mới, cải cách giáo dục” thì chẳng thu được mấy kết quả. Chúng ta không trách 3.000 em học sinh, mà đúng hơn cảm thấy thương cho các em.Và chính từ sự kiện này, như thêm một hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành Giáo dục- Đào tạo phải cấp tốc đề ra những việc “cần làm ngay” trong cải cách liên quan đến kiến thức, sách giáo khoa hiện nay.

L.Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này