Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý

16:15 | 29/11/2019
(LĐTĐ) Theo nghiên cứu "Phụ nữ và Báo chí ở Việt Nam" năm 2018 do Viện Đào tạo báo chí Thuỵ Điển (FOJO) thực hiện, tình trạng quấy rối tình dục đối với các nhà báo nữ ở mức cao, trên 27%. Trong khi đó, chính sách, cơ chế hướng tới mục tiêu xử lý các vấn đề này còn chưa triệt để.
quay roi tinh duc trong truyen thong nhan biet ngan chan va xu ly Cần sự lên tiếng của cộng đồng
quay roi tinh duc trong truyen thong nhan biet ngan chan va xu ly Nỗ lực vì thành phố an toàn và thân thiện cho trẻ em gái
quay roi tinh duc trong truyen thong nhan biet ngan chan va xu ly Khó áp dụng tăng tuổi nghỉ hưu với khối lao động, sản xuất trực tiếp

Để góp phần xây dựng môi trường báo chí chuyên nghiệp, lành mạnh, ngày 29/11, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tổ chức lễ ra mắt Bản hướng dẫn "Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên".

quay roi tinh duc trong truyen thong nhan biet ngan chan va xu ly

Trong năm 2017, phong trào #Metoo và Time's Up đã đưa vấn đề quấy rối tình dục trở thành tâm điểm của mọi người dân. Hai phong trào này ban đầu được hình thành tại Mỹ, rồi phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành chiến dịch cho mọi công dân toàn cầu ở mọi quốc gia, ở khắp các ngành công nghiệp, văn hoá và giới tính.

Cuốn sách này là bản hướng dẫn thực hành cho cơ quan báo chí và nhân viên phòng tránh và giải quyết những vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục tại công sở. Đó là những bước đi đầu tiên đầy hy vọng cho chặng đường hướng đến một nền công nghiệp truyền thông không có vấn đề quấy rối tình dục, từ đó đặt ra những quy chuẩn thực thi tốt nhất, có thể lan toả khắp các ngành công nghiệp toàn cầu.

Cuốn sách làm rõ hơn khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, hướng dẫn cho cơ quan báo chí phòng chống quấy rối tình dục, hướng dẫn khiếu nại, quy trình giải quyết khiếu nại...

Trong cuốn sách hướng dẫn cũng chỉ ra rằng bất kỳ hành vi (thể xác, lời nói, tiếng động, cử chỉ) liên quan đến tình dục mà không được mong đợi và người kia nhận thấy bị xúc phạm thì đều bị coi là quấy rối tình dục. Các hành vi như huýt sáo (có hành vi bỡn cợt), trò đùa không phù hợp về tình dục, nhìn chằm chằm hoặc liếc, nháy mắt, tặng quà không mong muốn, có tiếp xúc thể xác không mong muốn... đều có thể coi là hành vi quấy rối tình dục.

Để bản hướng dẫn triển khai trong thực tiễn, trong tháng 12 tới đây, Cục Báo chí sẽ tổ chức tập huấn thực hành cho phóng viên, toà soạn báo để nhận biết, xây dựng quy trình, hướng dẫn ứng xử các vấn đề về quấy rối tình dục .

P.B

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này