Những điểm mới trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) liên quan đến người lao động

21:08 | 27/11/2019
(LĐTĐ) Bộ Luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua gồm 17 chương, 220 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, trong đó có nhiều điểm mới liên quan trực tiếp đến người lao động.
nhung diem moi trong bo luat lao dong sua doi lien quan den nguoi lao dong Tăng lương tối thiểu cho người lao động đã qua đào tạo nghề
nhung diem moi trong bo luat lao dong sua doi lien quan den nguoi lao dong Chú trọng khen thưởng đối với công nhân, lao động trực tiếp
nhung diem moi trong bo luat lao dong sua doi lien quan den nguoi lao dong Cần làm những thủ tục nào để hưởng chế độ thai sản?

Cụ thể, trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) có quy định về nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong đối thoại, thương lượng, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Bổ sung quy định để nâng cao nhận diện về hợp đồng lao động; quy định hình thức giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản; người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do mà chỉ cần báo trước theo thời hạn quy định tương ứng với các loại hợp đồng lao động.

nhung diem moi trong bo luat lao dong sua doi lien quan den nguoi lao dong
Trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) có nhiều điểm mới liên quan đến người lao động

Quy định linh hoạt về thử việc bằng việc thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc; người lao động được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của mình khi chấm dứt hợp đồng lao động và các chi phí của việc cung cấp này do người sử dụng lao động trả...

Quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 1 năm nhằm bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động; bổ sung một ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động liền kề với Ngày Quốc khánh 2/9; bổ sung thêm trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương.

Quy định mở rộng phạm vi áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp nhằm khuyến khích áp dụng các thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động. Quy định cụ thể hơn về cơ chế nhằm bảo vệ tốt hơn cho lao động chưa thành niên.

Về những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới đã được thay đổi về quan điểm tiếp cận bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động của lao động nữ thay vì quy định hạn chế như Bộ Luật Lao động hiện hành nhằm vừa tạo điều kiện mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động; Bổ sung quy định trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới...

Quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thuộc tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế.

Quy định linh hoạt hơn quyền lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động sau khi tiến hành thủ tục hòa giải, không quy định sự can thiệp, giải quyết hành chính của nhà nước đối với giải quyết tranh chấp lao động. Bổ sung các trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể yêu cầu đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

PV

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này