Hương Tết sớm giữa đại ngàn La Hủ
10 thành phố xinh đẹp nhất thế giới | |
Món ngon làm nên thương hiệu du lịch biển Vũng Tàu | |
Những trải nghiệm du lịch đáng thử trong năm 2016 |
Chênh chao men rượu tình
Ngược ngàn trong tháng mù sương muối, chúng tôi thầm bảo nhau phải có mặt đúng hẹn ở bản Pá Lùng, xã Chung Chải (nằm sát với xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Lai Châu) để kịp ăn Tết với đồng bào La Hủ. Chiếc xe U-Oát cũ kỹ nhồi tới khoảng chục con người bò như rùa men theo những con đèo quanh co hình rắn. Chiều miền sơn cước đẹp dịu dàng như thiếu nữ đương xuân thì, ẩn mờ dưới màn khăn voan sương mỏng mảnh. Chiếc xe ì ạch vượt qua những dãy núi Tây Bắc hùng vĩ với những vạt đào, lê đã thấp thoáng trổ hoa.
Phải một lần được trực tiếp ăn Tết cùng đồng bào vùng cao, ta mới nhận thức được sâu sắc về ý nghĩa nhân sinh của mốc thời gian định kỳ hằng năm ấy. Ta sẽ cảm nhận được giữa nhân gian, dẫu các cộng đồng dân tộc sống có những nét khác nhau, nhưng những cái Tết, những sinh hoạt văn hoá cộng đồng thì bao giờ cũng có những nét rất chung. Nó bắt nguồn từ thế giới tâm linh, từ văn hoá ứng xử rất “có tình” với thiên nhiên đại ngàn. Ngày Tết của đồng bào dân tộc La Hủ được tổ chức từ những ngày cuối tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch, khởi đầu bằng lễ cúng rừng và lễ cúng bản. Lễ cúng rừng là cúng các chư thần - từ thần suối, thần sông, thần cỏ cây, hoa lá, chim muông đến thần đại ngàn, thần núi...
Trong quan niệm cổ sơ của người La Hủ, nơi nào cũng có thần linh trú ngụ. Người ta có thể chạm với thần rừng ngay khi rời bậu cửa nhà mình. Người La Hủ không bao giờ phá rừng, bởi họ quan niệm rừng là thần bảo mệnh của cả tộc người. Trong lễ cúng rừng trước ngày Tết chính, đại diện các nhà trong bản phải mang đến phiến đá lớn, phẳng, nơi cửa rừng, một con vật bất kỳ do gia đình nuôi được trong năm để dâng thần. Khi mọi người đã tề tựu đủ, vật hiến tế đã kiểm kê xong, già bản lệnh cho giết thịt ngay cửa rừng. Sau thủ tục cúng, người ta chia ra từng bếp luộc, nấu chín rồi trải lá chuối, lá vả ra ngay bìa rừng mà ăn, mà uống rượu. Họ thề rằng sẽ không phá rừng, không tiếp tay cho người xấu đốn gỗ nghiến, gỗ lim trên núi đá, không ham tiền bạc để cướp màu xanh của rừng...
“Người La Hủ ai cũng thành tâm trong lời thề giữ rừng mỗi năm mới, nên thường rất linh ứng. Những lời thề nghe nguyên sơ thế, nhưng kỳ thực rất có tính thời sự đấy...” - già bản Phu Vu nói với chúng tôi bằng thứ tiếng Kinh lơ lớ. Tiếp sau lễ cúng rừng là lễ cúng bản. Bà con đã dựng sẵn một chiếc cổng ở đầu bản theo hình thức cổng chào và trồng một cây bồ kết tua tủa gai nhọn ngay bên lối đi để ngăn quỷ, ma xâm nhập bản. Những tua rua xanh - đỏ, những nan phên bùa chú hình thù kỳ quái được trang trí dọc cổng để hù dọa tà ma. Đặc biệt, nếu là người yếu bóng vía khi thấy đầu của những con vật nuôi “được” cắt còn tươi máu treo ở lối vào bản, cạnh những dao, thuổng và cả vỏ đạn, bạn sẽ sợ hết hồn. Người La Hủ cho rằng, cứ cái gì khiến con người sợ, thì tà ma cũng sợ.
Trong những ngày diễn ra lễ, không được một người nào được phép ra khỏi bản. Bà con La Hủ sống vò vò ở những triền núi cao, vạm vỡ như cây tùng, cây bách, cô độc như đám mây đầu non, nên có khách đến thăm, nhất lại vào dịp Tết, thì quý không gì bằng. Nhưng đã vào bản rồi thì không được ra (tính từ buổi lễ cúng rừng). Ai cố tình ra khỏi bản đồng nghĩa với việc mở cửa bản cho ma quỷ xâm nhập sẽ bị phạt vạ rất nặng. Lần đầu được ăn Tết ở xứ lạ, chúng tôi vui đến mức sẵn sàng ở lại bản không chỉ 3 ngày. Sự hào hiệp của núi, của người, tình cảm đằm thắm, nguyên sơ của những thiếu nữ La Hủ đã níu chân, níu lòng những lữ khách…
Hương xuân giữa đại ngàn
Đồng bào La Hủ quen dùng cơm nếp hơn cơm tẻ trong các bữa ăn hằng ngày. Vào dịp Tết, họ thường làm nhiều loại bánh, làm món thịt nướng, thịt xào và đặc biệt là không bao giờ thiếu món cháo. Thường trong đêm giao thừa, các thành viên trong gia đình phải tham gia một nghi lễ đặc biệt quan trọng. Đó là lễ tưởng nhớ tổ tiên, dòng họ, nêu danh từng vị tiên tổ và mọi người cùng nhắc lại. Tên từng người được gọi theo cách gọi phụ tử liên danh, tên cha nối với tên con theo một vần điệu dễ nhớ. Nhiều dòng họ còn nhắc tới mười mấy đời trong đêm giao thừa này.
Những ngày ăn Tết ở Chung Chải, cô thiếu nữ La Hủ gần gũi và giúp đỡ chúng tôi nhiều nhất là Vù Seo My. Em năm nay 18 tuổi, khăn hồng, áo đỏ, những quả tua rua tròn, đỏ, rủ theo vành khăn quấn, trông xa như nàng công chúa trong truyện cổ tích. Ngắm nụ cười, nhìn hàm răng trắng trong tựa ngọc cùng gò má ửng hồng, có cảm giác như những gì đẹp nhất của mùa xuân Tây Bắc quần tụ quanh em. Hai thanh niên miền xuôi như chúng tôi, bỗng luống cuống khi thấy Seo My ngước nhìn.
Mời khách quý về nhà, em vào bếp tự chuẩn bị món Tết đãi chúng tôi. Món chính là thịt khô ngâm kho dừ và một khúc dồi lợn dài, đen thẫm, cong cong như dây xúc xích của người phương Tây. Dồi lợn cất trên gác bếp từ Tết năm trước, bồ hóng và khói bếp bám vào nhuộm cho món Tết của bà con La Hủ một màu đen óng ả. Món dồi dùng để ăn ở Tết năm nay, nhưng mang đậm hương vị của mùa xuân năm trước. Seo My bảo rằng, em lại chuẩn bị làm và cất dồi lợn cho mùa xuân năm sau. Ban đầu, nhìn món Tết đặc biệt trên mâm cỗ nhà Seo My, chúng tôi chỉ nhìn nhau ngần ngừ... Nhưng thiếu nữ vùng cao tinh tế lắm, Seo My hiểu khách nghĩ gì, nên thật ngọt ngào khi “ép” chúng tôi thưởng thức món Tết do em làm. Đưa miếng dồi lên miệng, uống thêm nửa bát rượu, tôi nhìn thật sâu vào ánh mắt lúng liếng của Seo My và nuốt.
Vậy là từ lúc đó, hương vị của món Tết lạ lùng cứ phảng phất và làm tôi ngất ngây. Những bữa ăn sau, thành thói quen, tôi cứ chờ Seo My gắp cho món dồi. Cái cảm giác e dè ban đầu biến mất, không khí Tết miền biên viễn ngấm từ từ vào tôi. Bản Pá Lùng ở trên núi cao, quanh năm mây ủ mái nhà, không khí chẳng khi nào hết lạnh, nên bếp than hồng đỏ lửa suốt từ đời nọ sang đời kia đã giữ cho món Tết một hương vị không nơi nào có được…
Hôm biết chúng tôi phải về xuôi, Seo My tần ngần mãi. Em đang cùng cha mẹ đốt lửa để hun món Tết dành cho mùa xuân năm tới. Cái không gian đầy mây mù, lạnh quanh năm ở vùng này hình như chỉ dành riêng để người ta làm món Tết. Seo My đi tắt qua rừng tiễn chúng tôi. Đón món quà Tết gửi về xuôi của em, lần đầu tiên tôi mạnh dạn nắm chặt đôi bàn tay mềm mại như mùa xuân của sơn nữ. Em mỉm cười và má lại ửng hồng. Nụ cười trong trẻo và đẹp nguyên sơ khiến tôi day dứt mãi. “Mong các anh đừng quên Seo My, đừng quên bản làng. Tết năm tới, các anh lại về ăn món Tết nhé!” - em hát tặng chúng tôi bài dân ca tiễn bạn của người La Hủ. Chúng tôi tự nhủ, sẽ lại ngược ngàn vào dịp gần nhất…
Trương Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Tin khác
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Thể thao 24/11/2024 07:57
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15