Multimedia
26/10/2023 15:55
Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

26/10/2023 15:55

Hà Nội đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết (SXH) với số ca mắc không ngừng gia tăng và đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong. Trước tình hình dịch SXH diễn biến phức tạp, cùng với ngành Y tế Hà Nội, các quận, huyện, thị xã... trên địa bàn Thành phố đã đồng loạt ra quân với nhiều biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch SXH hiệu quả.
Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Hà Nội đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết (SXH) với số ca mắc không ngừng gia tăng và đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong. Trước tình hình dịch SXH diễn biến phức tạp, cùng với ngành Y tế Hà Nội, các quận, huyện, thị xã... trên địa bàn Thành phố đã đồng loạt ra quân với nhiều biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch SXH hiệu quả.

Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết
Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13 đến 20/10), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 2.766 trường hợp mắc SXH tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 165 ca so với tuần trước đó), trong đó có 1 ca tử vong. Trường hợp tử vong là một nữ bệnh nhân 78 tuổi (ở Đan Phượng) mắc SXH trên nền nhiều bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và từng bị đột quỵ não.

Hai ngày sau khi nhập viện, bệnh nhân mệt nhiều, đau đầu, đau mỏi người kèm theo xuất huyết dưới da dạng chấm rải rác. Kết quả xét nghiệm PLT (số lượng tiểu cầu trong máu) giảm ở mức rất nghiêm trọng còn 5 G/L. Ngoài ra, siêu âm có hình ảnh dịch tự do ổ bụng, dịch màng phổi phải. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định truyền khối tiểu cầu.

Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Sau khi truyền 1 giờ đồng hồ, bệnh nhân có khó thở nhiều, huyết áp tăng, nhịp tim nhanh… lập tức, bệnh nhân được xử trí cấp cứu, đặt ống nội khí quản và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Tuy nhiên, bệnh tiến triển ngày càng nặng, tiên lượng xấu nên gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà. Sau đó, bệnh nhân tử vong tại nhà.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 23.314 trường hợp mắc SXH, trong đó có 4 ca tử vong (số mắc tăng 3 lần và số tử vong giảm 5 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 572/579 xã, phường, thị trấn. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân từ đầu năm đến nay, đứng đầu là Hoàng Mai với 1.558 ca, tiếp đến là Phú Xuyên 1.548 ca, Hà Đông 1.533 ca, Thanh Trì 1.309 ca, Đống Đa 1.252 ca, Thanh Oai 1.230 ca…

Đồng thời, trong tuần qua cũng ghi nhận 113 ổ dịch tại 24 quận, huyện, thị xã, trong đó Đống Đa có 12 ổ dịch; Bắc Từ Liêm 11 ổ dịch; Đông Anh, Thường Tín - mỗi nơi có 9 ổ dịch; Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Oai, Hoàng Mai - mỗi nơi 7 ổ dịch; Tây Hồ, Hai Bà Trưng - mỗi nơi 6 ổ dịch; các quận, huyện, thị xã còn lại có từ 1- 5 ổ dịch.

Tổng số ổ dịch từ đầu năm 2023 đến nay là 1.419. Hiện còn 239 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã; trong đó có một số ổ dịch ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) có 554 bệnh nhân; xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) có 396 bệnh nhân; thôn Đống, xã Cao Viên (huyện Thanh Oai) có 100 bệnh nhân…

Theo CDC Hà Nội nhận định, tình hình dịch SXH có thể tiếp tục tăng trong các tuần tới. Do đó, trong tuần này, công tác giám sát, phòng chống SXH tiếp tục được tăng cường tại các ổ dịch ở những quận, huyện: Phú Xuyên, Đông Anh, Thanh Oai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Chương Mỹ.

Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết
Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Trước tình hình bệnh SXH diễn ra phức tạp trên địa bàn Thành phố, ngành Y tế Hà Nội cùng các quận, huyện, thị xã… đã đồng loạt ra quân với nhiều giải pháp và hoạt động thiết thực nhằm chủ động phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Trong đó, nhiều quận, huyện đã triển khai đợt cao điểm phòng, chống dịch SXH như: Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm, Chương Mỹ, Phúc Thọ…

Điển hình, với tinh thần “Chủ động, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả”, thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ đã thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch SXH trên địa bàn. Hiện tại, 8/8 phường đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, thường xuyên và duy trì quyết liệt, đều đặn từ các tổ dân phố.

Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận có 402 ca bệnh/21 ổ dịch, hiện đang xếp thứ 21/30 quận, huyện về số ca mắc. Hiện, số ca bệnh tăng gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2022, không có ca tử vong.

Nhằm phòng, chống dịch SXH hiệu quả, UBND quận Tây Hồ đã thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn. Trong đó, UBND quận đã chỉ đạo các phường tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phòng, chống SXH năm 2023; kiện toàn Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên; kiện toàn 105 Tổ giám sát với 239 thành viên; 647 đội xung kích với 1.493 thành viên; tổ chức các cuộc họp, giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch SXH cấp phường định kỳ hàng tháng và đột xuất.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về phòng, chống SXH cũng được chú trọng với 40 bài tuyên truyền phát trên loa truyền thanh phường và đăng trên Cổng thông tin điện tử của quận; phát hơn 20.000 tờ rơi tuyên truyền biện pháp phòng, chống SXH.

Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Song song với đó, UBND quận đã phát động chương trình Tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng, chống dịch bệnh SXH tại UBND phường Xuân La; tổ chức 2 đợt chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy diện rộng tại 8/8 phường với tổng số 16 chiến dịch…

Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp trong công tác phòng, chống SXH trong thời gian qua, tuy nhiên nhận định tình hình dịch bệnh SXH trên địa bàn quận tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch cao. Nguyên nhân chính do công tác diệt bọ gậy, xử lý ổ dịch và giám sát dịch chưa triệt để.

Trước tình hình trên, UBND quận đã tăng cường các biện pháp và chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, tìm diệt bọ gậy tới tận nhà dân. Hiện, các biện pháp phòng, chống dịch SXH trên địa bàn quận đang được thực hiện hết sức khẩn trương, 8/8 phường đã tổ chức ra quân đồng loạt, thường xuyên và duy trì quyết liệt, đều đặn từ các tổ dân phố.

Thực hiện đợt cao điểm truyền thông phòng, chống dịch SXH trong tháng 10/2023, UBND quận Tây Hồ tiếp tục yêu cầu các đơn vị trên địa bàn tăng cường công tác tuyên tuyền, truyền thông trên các phương tiện thông tin, trang Zalo của UBND quận, hệ thống loa truyền thanh phường, trang Zalo phường, tuyên truyền cổ động trực quan... để người dân nắm rõ tình hình dịch bệnh. Đồng thời, cảnh báo các trường hợp chủ quan, lơ là gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người dân hoặc làm dịch bệnh lây lan... tiến tới kiểm soát tốt dịch SXH trên địa bàn.

Tương tự, nhằm chủ động phòng, chống dịch SXH, thời gian qua, huyện Chương Mỹ đã tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng bệnh trong nhân dân. Theo Theo báo cáo tình hình dịch bệnh SXH trên địa bàn huyện Chương Mỹ: Trong các tuần gần đây số ca mắc SXH trên địa bàn huyện tăng cao. Tuần 41 ghi nhận 103 ca, tuần 42 ghi nhận 136 ca và tuần 43 tính đến ngày 18/10, đã ghi nhận 56 ca mắc mới. Hiện nay, tổng số bệnh nhân đang điều trị SXH là 97 ca, trong đó điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ là 95 ca, 2 ca tại Trạm Y tế, không có trường hợp tử vong.

Từ đầu năm tới nay, huyện Chương Mỹ cũng đã tích cực các hoạt động nhằm phòng, chống dịch SXH. Cụ thể, huyện đã tổ chức 9 đợt tổng vệ sinh môi trường phòng, chống SXH, 2 đợt tổng vệ sinh môi trường trong các trường học, cơ sở giáo dục. Ngoài ra nhiều xã, thị trấn duy trì tổng vệ sinh môi trường vào các ngày chủ nhật hàng tuần ở những địa bàn có nguy cơ cao. Duy trì hoạt động của 711 Đội xung kích diệt bọ gậy, với 1.866 thành viên và 270 Tổ giám sát, với 603 thành viên.

Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Đặc biệt, huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức phòng, chống dịch cho nhân dân. Trong tháng 10, huyện đã mở đợt cao điểm tuyên truyền về phòng, chống SXH. Huyện đã bổ sung kinh phí hơn 700 triệu cho Đề án phòng, chống chống dịch SXH năm 2023; bổ sung hơn 190 triệu đồng để mua hoá chất, vật tư cho công tác phòng, chống dịch. Việc chi trả chế độ cho thành viên các đội xung kích, tổ giám sát ở các xã, thị trấn được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Công tác điều tra, giám sát, các ca bệnh, các ổ dịch được thực hiện chặt chẽ.

Vừa qua, Đoàn kiểm tra thực tế của Sở Y tế Hà Nội do đồng chí Bùi Văn Hào - Giám đốc CDC Hà Nội làm trưởng đoàn đã về kiểm tra công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Đặc biệt, Đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn, trực tiếp kiểm tra tại ổ dịch tại tổ dân phố Bình Sơn, điểm nóng về dịch bệnh SXH của thị trấn và của huyện Chương Mỹ, nơi có 2 ổ dịch SXH bùng phát với tổng số 38 bệnh nhân.

Đồng thời, đoàn đến kiểm tra chỉ số bọ gậy (BI) tại một số hộ gia đình đang có bệnh nhân SXH tại tổ dân phố và ý thức tham gia phòng, chống dịch của người dân. Chia sẻ với đoàn công tác, bà Nguyễn Thị Châm - tổ dân phố Bình Sơn, Thị trấn Chúc Sơn cho biết: “Hàng ngày tôi có nghe tuyên truyền phòng chống SXH trên loa phát thành, đều đặn 3 lần/ngày vào sáng, trưa, tối. Đặc biệt, cán bộ y tế đến tận nhà hướng dẫn người dân lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng tới, hướng dẫn vệ sinh sạch sẽ, tránh tồn đọng nước ở chậu rửa, rãnh cống… nhằm loại bỏ những nơi đẻ trứng, sinh sản của muỗi truyền bệnh”.

Trạm trưởng Trạm Y tế Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ Trịnh Tiến Hòa cho biết: Thời gian qua, Trạm Y tế đã phối hợp với Đài truyền thanh phát bài tuyên truyền phòng chống SXH 3 lần/ngày. Kết hợp cả truyền thông gián tiếp lẫn trực tiếp như treo băng rôn, loa kéo, diễu hành bằng xe gắn máy trên các trục đường. Cùng với đó, Đội xung kích thành lập các tổ nhóm, mỗi nhóm 2 - 5 người, lập danh sách từng khu phố để triển khai công tác tổng vệ sinh môi trường, hướng dẫn thu gom các dụng cụ chứa nước, thường xuyên kiểm tra, lật úp các chậu cây cảnh… loại bỏ loăng quăng và mỗi vằn gây bệnh.

Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Qua kiểm tra thực tế và nghe báo cáo của huyện Chương Mỹ, Giám đốc CDC Hà Nội Bùi Văn Hào đề nghị huyện Chương Mỹ tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống như: Liên tục đổi mới nội dung và kỹ năng tuyên truyền, để người dân thực sự hiểu được sự nguy hiểm của dịch bệnh, hiểu được tác dụng to lớn của việc vệ sinh môi trường; phá bỏ nơi sinh sản của bọ gậy, muỗi truyền bệnh trong phòng, chống dịch bệnh... Để từ đó người dân chủ động, tự giác thường xuyên thực hiện vệ sinh tại gia đình của mình và địa bàn nơi sinh sống. Trong các đợt ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy chú trọng nhất vẫn là sự tỷ mỷ, triệt để trong việc phát hiện, xử lý các ổ bọ gậy, vì không có bọ gậy, không có muỗi vằn sẽ không có SXH.

Lãnh đạo CDC Hà Nội cũng đề nghị huyện tiếp tục quan tâm bổ sung trang thiết bị y tế, vật tư hoá chất để sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát. Quan tâm kinh phí chi trả chế độ cho lực lượng các đội xung kích diệt bọ gậy và công nhân phun thuốc hóa học. Trong công tác chuyên môn của ngành Y tế cần nắm bắt phát hiện sớm các ca bệnh và ổ dịch, xủ lý kịp thời không để dịch lây làn rộng và kéo dài.

Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết

Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ cần chủ động về giường bệnh, thuốc men, vật tư để thực hiện công tác điều trị bệnh nhân; chú trọng công tác vệ sinh môi trường tại khu vực điều trị bệnh nhân tránh lây lan nguồn bệnh từ đây. Cùng với dịch bệnh SXH, huyện Chương Mỹ cũng cần quan tâm tuyên truyền và thực hiện công tác phòng, chống các dịch bệnh khác như: Liên cầu lợn, tay chân miệng, thủy đậu, bệnh dại và viêm não nhật bản... để đảm bảo tốt nhất sự an toàn và sức khỏe cho nhân dân.

Cũng theo các chuyên gia y tế, bệnh SXH lây lan là do muỗi vằn truyền bệnh. Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc chống dịch của các địa phương, ý thức phòng bệnh tại gia đình của mỗi người dân rất quan trọng. Hàng tuần, mỗi người nên bỏ ra từ 10 -15 phút để kiểm tra khuôn viên trong gia đình, nhằm phát hiện các dụng cụ chứa nước và loại bỏ các dụng cụ, phế thải… có thể chứa nước đọng là nơi muỗi đẻ trứng, sinh ra các ổ bọ gậy phát triển thành muỗi truyền bệnh. Khi có những bất thường về sức khoẻ cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết
Quyết liệt ngăn chặn, đẩy lùi dịch sốt xuất huyết
Nội dung: Minh Khuê | Đồ họa: Đức Hà
Tập trung hơn nữa cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Truyền thông về phòng, chống dịch sốt xuất huyết phải tới được từng người dân