Văn minh là tiêu chí được định hình từ văn hóa. Với Hà Nội cũng vậy. Trải qua nghìn năm lịch sử, người Hà Nội nổi tiếng bởi nếp sống văn minh, thanh lịch chẳng lẫn với bất kỳ nơi đâu, và nếp sống đó vẫn luôn được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chẳng thế mà, nói đến phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội, người ta lại nhớ tới câu ca dao cũ: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Ngụ ý đặt “người Tràng An” bên cạnh “hoa nhài”, “thơm” sánh với “thanh lịch”.
Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều ý kiến cho rằng những nét văn hóa mang đậm phong cách người Hà Nội thực sự chỉ còn trong hoài niệm. Đó là những hình ảnh, lối ứng xử phản cảm khi ra đường mà chẳng may va chạm, là lối sống thực dụng, buông thả, từ phong cách ăn mặc, đến giao tiếp của không ít người trẻ… Phải chăng nét “thoang thoảng hoa nhài” rất Hà Nội đang mất dần?
Nhìn ngược lại vấn đề, phải chăng bản thân mỗi người sống ở Hà Nội đang có góc nhìn quá thiên lệch? Phải chăng tình yêu dành cho Hà Nội chưa đủ lớn để bao dung, để biến những điều chưa chuẩn mực thành đẹp đẽ?
Trước những vấn đề trên, báo Lao động Thủ đô giới thiệu tới bạn đọc loạt bài “Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU: Vun bồi để toả sáng tinh hoa Hà Nội” phản ánh những tồn tại, đồng thời cũng từng bước chỉ ra những phương cách để lưu giữ giá trị, phát huy nét đẹp, bản sắc của mảnh đất văn hiến, đóng góp tiếng nói xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch. Việc xây dựng văn hóa Hà Nội và người Hà Nội thanh lịch, văn minh luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, xuyên suốt trong quá trình phát triển của Thủ đô. Thông qua Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Thành ủy Hà Nội đã và đang khẳng định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Qua Chương trình số 06-CTr/TU, việc khơi gợi và lan tỏa nét đẹp văn hóa người Hà Nội đang ngày một sâu và rộng hơn, góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của Thủ đô. Hà Nội sẽ đẹp hơn nếu mỗi người dân Thủ đô thay đổi chính mình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đảng ta khẳng định trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đảng ta cũng đã xác định, chủ thể xây dựng và phát triển văn hóa là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng; nhấn mạnh đến phát huy tối đa các nguồn lực từ Nhà nước và xã hội, từ trong nước và nước ngoài để phát triển văn hóa.
(Trích bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 24/11/2021)
Tôi từng có may mắn được đi và đến nhiều nơi trên dải đất hình chữ S. Mỗi nơi, mỗi vùng miền lại đọng trong tôi những nét rất riêng khác trong tính cách. Chẳng hạn, người Huế lịch thiệp và kín kẽ, người Sài Gòn lại mang những nét hào sảng, phóng khoáng, còn riêng với người Hà Nội lại gieo vào lòng cảm giác thanh lịch. Sự thanh lịch của người Hà Nội có lẽ xuất phát từ việc sống và hấp thu giá trị văn hóa của mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long. Tuy nhiên, trong dòng chảy của nền kinh tế hội nhập và chuyển đổi, bên cạnh những mặt được, sự đẹp đẽ ăn sâu trong cốt tủy thì nhiều giá trị văn hóa của Hà Nội đang bị đảo lộn. Thứ xấu xí và dễ nhận thấy nhất đó là lối ứng xử thiếu chuẩn mực của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội.
Khi đặt bút và tìm kiếm mạch suy nghĩ về tính cách, con người Hà Nội tôi có ghé thăm nhà văn Nguyễn Văn Học. Anh là một trong những nhà văn trẻ, tiêu biểu của sự lăn xả với hàng chục tác phẩm văn chương như bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết được ra đời đều đặn. Đặc biệt, Nguyễn Văn Học cũng là người dành một tình yêu lớn cho Hà Nội, với những tác phẩm kiếm tìm nét đẹp của người Tràng An như “Hà Nội thênh thang ký ức”, “Đôi mắt xứ Đoài”, “Hoa thở”… tất thảy những sáng tác đó đều dạt dào cảm xúc về Hà Nội với những góc phố, đường hoa, cánh chim, nếp nhà cổ, cánh đồng, con đê, cánh diều và cả nỗi niềm của những gương mặt thiếu nữ xinh xắn hòa trong nếp ăn ở của người Hà Nội...
Với Nguyễn Văn Học, Hà Nội là góc rất đỗi thiêng liêng, anh có thể dành cả ngày để nói về Hà Nội mà vẫn chưa đủ. Anh bảo, Hà Nội luôn là đề tài thời thượng. Hà Nội là góc rất thiêng quý, có tác dụng khơi nguồn cảm xúc cho không chỉ nhà văn, nhà thơ mà cả giới văn học, nghệ thuật nói chung. Tất nhiên, viết hay về Hà Nội là rất khó nhưng chung quy lại, theo Nguyễn Văn Học nhiệm vụ của người Hà Nội, người yêu Hà Nội chính là làm sao tôn bồi giá trị, gìn giữ nét đẹp, bản sắc của mảnh đất văn hiến, đóng góp tiếng nói xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch.
Điều nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ, nếu đôi chút lắng mình, chắt chiu tìm kiếm trong mạch văn học nghệ thuật của Thủ đô có thể thấy không ít áng văn chương thể hiện rõ nét điều ấy. Nhiều tên tuổi nhà văn, nhà thơ đã tồn tại mãi trong lòng người Hà Nội khi có những tác phẩm đẹp đẽ, khẳng định được vai trò xây dựng, bồi đắp, gìn giữ văn hóa. Đó là những Vũ Bằng, Thạch Lam, Băng Sơn… họ yêu Hà Nội và thể hiện tình yêu ấy trong các tác phẩm đầy chất dung dị, gần gũi.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng
Hà Nội của chúng ta - “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo” - trong sâu thẳm từ thuở Thăng Long, đã luôn là trung tâm văn hóa của cả nước, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ nhân tài bốn phương. Đó là những giá trị trường tồn, là nguồn lực nội sinh to lớn mà trên hành trình xây dựng và phát triển, Hà Nội phải bằng mọi cách khơi dậy để chinh phục những tầm cao mới.
...Khơi dậy sức mạnh văn hóa không những là nhu cầu bức thiết từ thực tiễn đặt ra, mà còn là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô.
(Trích bài viết Khơi dậy sức mạnh văn hóa, đưa Hà Nội phát triển lên tầm cao mới của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng)
Chẳng hạn, với tác phẩm ca ngợi văn hóa, nết ăn nết ở, thú chơi tao nhã của người Hà Nội hẳn phải nói đến Vũ Bằng. Từ năm 1952, Vũ Bằng đã thể hiện tình yêu Hà Nội qua “Miếng ngon Hà Nội” và “Thương nhớ mười hai”. Rồi tiếp đến có nhà văn Thạch Lam với bút lực viết về Hà Nội là “Hà Nội 36 phố phường”. Tất cả đều là sự khắc họa Hà Nội chân thực, gần gũi với những nét đẹp rất đời. Đọc xuyên suốt “Hà Nội 36 phố phường”, lang thang cảm xúc qua đủ các ngõ phố, món ăn nổi tiếng như: bún ốc, bún chả, bún thang, cốm… thứ đọng lại chính là một niềm da diết yêu Hà Nội đúng như lời văn “xa Hà Nội một dạo, người trở lại đế đô có thể ăn các thứ cao lương mỹ vị của Tàu, Tây; nhưng rút lại thì người Hà Nội rồi cũng quay về với những món ăn cổ truyền đặc biệt Hà Nội, nó làm cho chúng ta thèm nhớ…”
Cũng dành một tình yêu lớn cho Hà Nội, viết về Thủ đô và thuộc từng con ngõ của Hà Nội không thể không nhắc đến nhà văn Băng Sơn. Cái tài của Băng Sơn, theo các nhà phê bình văn học, là ông viết kỹ, tinh tế về Hà Nội. Khi ông viết về món ăn Hà Nội với tập tùy bút “Thú ăn chơi người Hà Nội”, một lần nữa ông khiến các món ăn ở Hà thành dậy mùi thơm.
Nhắc đến cố nhà văn Băng Sơn, nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ, ngày sống thi thoảng đến thăm, ông tâm sự: Với một nhà văn, khi giới thiệu một món ăn nào đó thì không phải đi miêu tả cách chế biến, mà làm sao cho họ cảm nhận được cái đẹp văn hóa chất chứa trong từng món ăn. Nếu ăn chỉ nhằm cho no bụng là anh phàm phu tục tử. Ăn cũng phải đẹp, mới là văn hóa.
Qua văn hóa ẩm thực, cố nhà văn Băng Sơn đã thể hiện được những nét độc đáo về văn hóa. Tính cách người Tràng An cũng vì vậy mà được khơi mở ở nhiều khía cạnh, giúp cho không chỉ người dân trong nước mà khách quốc tế đến với Hà Nội, đều có thể tìm thấy sự văn minh, thanh lịch rất đỗi đời thường.
Nhắc đến cố nhà văn Băng Sơn, nhà báo Nguyễn Nguyệt Thu - Trưởng Ban biên tập, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc cũng có không ít kỷ niệm dung dị về tâm hồn Hà Nội. Nhà báo Nguyệt Thu nói với tôi, những dịp sang chơi, nghe những mẩu chuyện thi vị về Hà Nội từ cố nhà văn Băng Sơn, chẳng khi nào chị thấy trong nhà có những ứng xử cọc cằn, quát tháo hay lối gấp gáp, thiếu chuẩn mực từ những người sống trong gia đình nhà văn. Người với người ứng xử với nhau nền nã, tình cảm, con cái với cha mẹ thì gọi, thưa chỉn chu; vợ với chồng trọng nhau như khách, dù bao năm vẫn gọi “anh”, xưng “em”.
Qua những câu chuyện, tôi hồ đoán rằng, chính sự thanh lịch rất Hà Nội ấy đã tác động đến quan niệm nghệ thuật của Băng Sơn. Đó là nhà văn phải làm cho cuộc đời đẹp hơn, giúp Thành phố vì hòa bình được đông đảo du khách quốc tế biết đến, thương hiệu Hà Nội được hội nhập.
Cùng với tốc độ phát triển của một Thủ đô, đô thị lớn hiện đại, Hà Nội đang biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt. Người Hà Nội mang phong cách hiện đại, lối ứng xử tự tin, giới trẻ giỏi vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào học tập, nghiên cứu, kinh doanh, sản xuất...
Bên cạnh sự phát triển, mặt trái của quá trình mở rộng giao lưu, hội nhập dường như cũng có những tác động không nhỏ. Minh chứng dễ thấy là không ít sự phai nhạt trong ứng xử văn hóa, đạo đức trong cuộc sống hằng ngày. Tôi từng có dịp dạo qua các góc phố Hà Nội, nơi có những quán bia lớn đường Thái Hà, Nguyên Hồng… tại những góc phố này, dù có lạc quan đến mấy bản thân tôi vẫn không khỏi ngao ngán bởi những ngôn từ phát ra. Nơi quán bia, trong sự hỗn tạp của đủ giọng nói, đủ câu chuyện mới thấy hết sự khủng khiếp của ngôn từ.
Người xưa từng ví “miếng trầu là đầu câu chuyện” để khởi nguồn cho sự ăn nói vừa lòng, mát tai thì nơi quán bia lại những tràng văng tục. Đủ mọi thành phần, lao động chân tay có, làm doanh nghiệp có, viên chức, công chức nhà nước có, tri thức có và với tất cả mọi câu chuyện trên trời, dưới đất và lối ứng xử cũng kém duyên, kém thanh lịch.
Đó là trong đời sống thực tế, ở trên môi trường Internet, văng tục cũng lan rộng mạnh mẽ. Chẳng khó khi tìm kiếm những hiện tượng mạng xã hội như: Khá “bảnh”, Dương Minh Tuyền, Huấn Hoa Hồng… thông qua mạng xã hội như Facebook, YouTube có những clip, video đan xen không ít câu nói tục, chửi bậy. Đáng nói, những ngôn từ tục tĩu được phát ra hết sức bản năng, và bản thân người nói cũng không hề ý thức được sức lan truyền từ những câu nói vô ý đó.
Phải chăng Hà Nội biến đổi và những giá trị văn hóa đã mờ phai? Chia sẻ về câu chuyện này, Tiến sĩ Văn hóa học Nguyễn Thị Hồng - Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có rất nhiều những biến đổi. Có những điều thay đổi theo chiều hướng tích cực, có sự thay đổi không tích cực. Chẳng hạn, ngày hôm nay nhiều bạn trẻ không còn chú ý đến lời ăn tiếng nói và quên đi nhiều câu nói như: “Xin lỗi”, “xin cảm ơn”, “xin mời”, “xin chào”… Họ quan niệm rằng thời đại công nghệ thông tin thì chỉ cần lượng thông tin đầy đủ chứ không cần hình thức chuyển tải thông tin nữa. Đây là điều cần chỉnh sửa trong văn hóa giao tiếp. “Việc nói tục, chửi thề là biểu hiện của văn hóa giao tiếp. Đây là biểu hiện bên ngoài, nhưng nếu chúng ta không ngăn chặn, chỉnh sửa từ từ sẽ ngấm vào trong và gây tổn hại đến đạo đức và nhân cách”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.
Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của đất nước, do vậy văn hóa ngôn ngữ Hà Nội còn mang đặc trưng rất riêng khác. Tôi từng có duyên được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Lâm ở làng Bát Tràng (Gia Lâm). Bà Lâm là một nghệ nhân ẩm thực và cũng là một mẫu người phụ nữ rất Hà Nội với lối sống chuẩn mực, thanh tao. Sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố Hàng Than, lớn lên bà về làm dâu ở làng Bát Tràng. Từ bé bà đã được mẹ và các dì dạy dỗ bao điều từ cách ứng xử, ăn nói đến việc nấu các món ăn ẩm thực mang hương vị của vùng đất nghìn năm văn hiến.
Đảng bộ Hà Nội quyết định lựa chọn xây dựng Nghị quyết chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (một trong hai Nghị quyết chuyên đề được xác định trong cả nhiệm kỳ Đại hội) làm bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô. Đây vừa là việc cụ thể hóa nhiệm vụ đặt ra trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021-2025”, vừa là quyết tâm chính trị cao của Thành phố thực hiện cam kết với UNESCO trong việc xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”.
Đồng chí Bùi Huyền MaiNhững nét văn hóa thanh lịch của người con gái đất Tràng An ngấm dần trong tiềm thức của bà. Cho tới ngày nay, những quy chuẩn ấy vẫn không bị phai nhạt trong từng lời ăn, tiếng nói. Bà Lâm bảo, đó là những lề thói, tập tục, lối sống mang chất Hà Nội, là sự thể hiện giản đơn và rất đỗi quen thuộc như hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi”. Lịch sự và khiên nhường. Người Hà Nội xưa và cho đến cả bây giờ vẫn nhường nhịn nhau từng lời ăn tiếng nói. Họ sống với nhau chân tình, cởi mở, biết “nể”, tránh những việc “mất lòng”. Cùng xóm, cùng phố thấy mặt là đon đả chào nhau trước, hỏi thăm, hỏi đón.
Hà Nội đẹp và có bề dày văn hiến. Trong một môi trường lành mạnh và đậm chất nhân văn như vậy không lý do gì để mỗi con người tự biến mình thành kẻ thô lỗ, tục tằn. Hà Nội đẹp từ sự bặt thiệp của mỗi con người. Những hành vi phản văn hóa, rất đáng phải suy nghĩ. Nên chăng, lúc này ta nên “gạn đục, khơi trong”, nên có những hoạt động thiết thực, thậm chí là biện pháp tích cực để mỗi cá nhân tự điều chỉnh lời nói, hành vi của mình quay về quỹ đạo vốn có trong văn hóa ngôn ngữ của người Hà Nội.
Là vùng đất giàu truyền thống, bản sắc văn hóa, Hà Nội luôn coi trọng xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, phát huy nét đẹp của người Tràng An. Nhìn từ Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” có thể thấy được rõ nét điều này. Tại cấp cơ sở đã và đang có nhiều cá nhân, mô hình hay góp phần phát huy hiệu quả trong việc vun đắp, lan tỏa nét đẹp văn hóa người Hà Nội. Hơn hết, trong mọi hoàn cảnh, tính tiên phong, vai trò nêu gương của đảng viên là hết sức cần thiết và quan trọng, giúp định hướng và lan tỏa phong trào một cách sâu rộng.
Để phát triển văn hóa Hà Nội, đưa văn hóa thành nguồn lực nội sinh bền vững và từng bước nâng cao chất lượng sống của người dân, Đại hội XVII Đảng bộ Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 xác định rõ và toàn diện về nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội. Đại hội nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm: “Chú trọng phát triển văn hóa Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng; Thành phố vì hòa bình, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc, ý thức tôn trọng pháp luật; Giàu lòng tự hào dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển; Coi đây là sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô bền vững” và xác định một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ là “Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô”.
Ấn chứng với điều này, gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, đơn vị văn hóa là các mô hình được thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng từ nhiều năm nay và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp chính quyền, các tầng lớp nhân dân. Nhờ những nhân tố này, nếp sống văn minh trên địa bàn Thủ đô được nhân rộng, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi, lối sống, lối ứng xử không phù hợp đang được xóa bỏ.
Tại Tổ dân phố số 11 phường Bưởi (quận Tây Hồ), những ngày này, mặc dù bận rộn với nhiều công việc nhưng người dân trong Tổ vẫn thu xếp thời gian, cùng nhau tổ chức dọn dẹp vệ sinh, bóc biển quảng cáo rao vặt và chỉnh trang những bức tường đã ngả màu thời gian. Bà Đặng Thị Thành - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ số 11 phường Bưởi cho biết: Các mô hình bảo vệ môi trường luôn thu hút sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình từ các hội viên bởi phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Chính việc tham gia vào mô hình bảo vệ môi trường đã khiến bản thân các chị em của hội phụ nữ dần thay đổi tích cực trong ý thức và hành động. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhắc nhở người xung quanh cùng tham gia. Điển hình của sự chung tay đó là đến nay Chi hội phụ nữ số 11, phường Bưởi đã xóa được 4 điểm chân rác.
Theo bà Thành, trước đây, tại 4 khu vực gồm: Số 9E ngõ 160, ngõ 76, ngõ 160 Lạc Long Quân, số 32/562 Thụy Khuê người dân vứt rác không đúng nơi quy định, biến các khu vực trên thành nơi tập kết rác thải gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Không đành lòng để phố phường xấu, bẩn, Chi hội phụ nữ đã báo cáo Ủy ban nhân dân và Hội Liên hiệp phụ nữ phường Bưởi, kêu gọi, vận động người dân cùng chung tay xóa dần các chân rác, trả lại môi trường sạch, đẹp cho khu vực.
Tương tự, phong trào “Ngày thứ Bảy xanh” đã được các tầng lớp phụ nữ phường Liễu Giai (quận Ba Đình) duy trì hàng tuần. Bà Nghiêm Thúy Trang - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Liễu Giai cho biết, trong các phong trào, mô hình bảo vệ môi trường của phụ nữ phường có phong trào “Ngày thứ Bảy xanh” được các cấp hội phụ nữ phường triển khai sâu rộng, gắn với thực hiện tiêu chí “3 sạch” trong thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và được mở rộng phạm vi, nội dung thực hiện, trở thành phong trào thi đua của các chi hội.
Đó là với khu vực nội thành, còn ở các huyện ngoại thành như Sơn Tây, Ba Vì, hiện phong trào cũng đang được lan rộng và thu được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, tại Tổ dân phố La Thành (phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây) người dân luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng nếp sống văn hóa mới.
Ông Phí Đình Lộc - Trưởng ban công tác Mặt trận Tổ dân phố La Thành chia sẻ: Các gia đình trong Tổ dân phố La Thành chủ yếu là các hộ kinh doanh, buôn bán dịch vụ. Nhờ công tác tuyên truyền và khéo léo đoàn kết nên cán bộ và nhân dân Tổ dân phố luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh; thường xuyên cải tạo cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong Tổ dân phố ngày càng được nâng cao. Tổ dân phố không còn hộ nghèo, 97% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Tại xã Tản Hồng (huyện Ba Vì), ông Phương Văn Liểu - Bí thư Đảng ủy xã Tản Hồng cho biết, phong trào “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng – xanh - sạch - đẹp, an toàn” đã, đang được triển khai rộng khắp và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ, không chỉ trong cán bộ, đảng viên mà còn nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân tại địa phương.
Chúng ta phải hiểu sự thanh lịch hiện tại không giống như nghìn năm trước. Nét thanh lịch phải hiểu theo nghĩa khác. Nó không gói gọn trong ứng xử, trong lời ăn tiếng nói… Người Hà Nội, đến Hà Nội là những người có học, có hiểu biết. Bởi vậy, mỗi người phải tự mình giữ được những phẩm chất đẹp đó. Phải giữ được lối ứng xử, phải biết tự trọng bản thân, tôn trọng người khác và hơn hết là biết trọng pháp luật. Thanh lịch không phải là thứ gì đó quá xa vời và bắt nguồn từ chính những điều ấy.
TS Nguyễn Viết ChứcPhát huy vai trò tiên phong của đảng viên, tại địa phương, các ban ngành, đoàn thể thường xuyên phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy ước làng văn hóa, nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, tích cực tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới. Các tổ chức hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động hội viên tham gia công tác vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm, xây dựng mô hình nông thôn mới nâng cao gắn với mô hình sáng - xanh - sạch - đẹp.
Đáng chú ý, từ nguồn xã hội hóa, hiện nay toàn bộ các ngõ, xóm của Tản Hồng đều được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo an toàn. Chỉ tính riêng trong quý I/2022. nhân dân trong xã đã đóng góp, ủng hộ kinh phí được gần 3 tỷ đồng xây dựng các khu di tích và các công trình phúc lợi.
Thực tế cho thấy, là một trong những nội dung cốt lõi trong Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là định hướng xuyên suốt, bao trùm nhiều nhiệm kỳ, được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô coi trọng. Tác động của chương trình, ngoài sự chuyển biến của người dân trong nếp ăn, nếp ở, phát huy được sự chủ động, tiên phong của đảng viên, các tổ chức đoàn thể thì Chương trình số 06-CTr/TU còn có tác động đến những người trẻ. Phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) là ví dụ.
Tại đây, nhiều bạn trẻ đã đi đầu, xung kích, tình nguyện trong việc chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ những việc làm thiết thực, các bạn trẻ đã lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, để mỗi người tự giác, nâng cao ý thức, chung tay vì một Hà Nội đáng sống. Bí thư Đoàn phường Xuân Đỉnh Dương Minh Tuấn cho biết, thời gian vừa qua, các bạn đoàn viên, thanh niên trên địa bàn phường đã thực hiện việc thu gom phế liệu, đổi lấy cây, tái chế sản phẩm từ phế liệu thành các vật dụng trang trí, trồng cây, cắm hoa… Sau đó, các bạn trẻ lại tự tay tái tạo ra những đồ dùng nhỏ nhắn, xinh xắn từ vỏ chai nhựa, phế liệu bỏ đi.
Số rác thải thu lọc được từ chương trình sau khi tập kết sẽ được sàng lọc để lấy những vật dụng còn dùng được, tái chế thành những chậu trồng hoa trưng bày trên các con đường hoa thanh niên làm đẹp cảnh quan môi trường; hoặc thành những đồ chơi ở trường học; đồ dùng trong gia đình. Số còn lại được bán để lấy tiền mua các vật dụng thân thiện với môi trường đổi cho người dân.
Không gói gọn trong văn minh cảnh quan, việc “tiếp lửa” cho các cảnh đời kém may cũng được không ít người đang thầm lặng triển khai. Mô hình phát triển kinh tế, đào tạo nghề tại Hợp tác xã Vụn Art là điển hình. Anh Lê Việt Cường, Chủ tịch Hội người khuyết tật quận Hà Đông, Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art chia sẻ: Hợp tác xã Vụn Art được thành lập từ ý tưởng của anh Nguyễn Văn Trường, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Hà Đông. Anh Trường luôn mong muốn người khuyết tật có một sinh kế bền vững, họ có được học nghề và làm ra những sản phẩm, cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường.
“Tháng 10/2017 tôi và anh Trường tổ chức lớp, để có học viên, tôi đã đi đến 17 phường trên địa bàn quận Hà Đông vận động người khuyết tật tham gia, lớp học được tổ chức miễn phí bằng nguồn tiền cá nhân của chúng tôi. Ban đầu sản phẩm chủ lực của Hợp tác xã là các loại tranh lụa ghép vải. Sau 5 năm phát triển, đến nay sản phẩm của Hợp tác xã Vụn Art rất đa dạng, mang tính ứng dụng cao như túi đựng chai nước, laptop, áo phông, áo dài”, đại diện Hợp tác xã Vụn Art thông tin.
Ông Lê Doãn Hợp
nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin
Ba yếu tố tạo nên
chuẩn mực văn hóa
Một người có văn hóa là người xuất hiện ở đâu cũng làm cho người khác dễ chịu (đó là văn hóa ứng xử); một người có văn hóa là một người mới gặp thì ngại, nói chuyện thì mang đến cảm giác vui vẻ, chia tay thì mong ngày gặp lại (đó là văn hóa trí tuệ); một người có văn hóa là một người luôn luôn hưởng thụ bằng thành quả lao động chính đáng của mình (đó là văn hóa vật chất).
Hội đủ 3 yếu tố này, chính là người có văn hóa chuẩn mực mà chúng ta mong muốn.
Tiến sĩ Văn hóa học Nguyễn Thị Hồng
Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Quá trình đô thị hóa,
Hà Nội đã có nhiều biến đổi
Văn hóa của người Hà Nội cũng nằm trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam, nằm trong quy luật kế thừa, giao lưu và tiếp biến. Có một câu hỏi khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, đó là những giá trị chuẩn mực của văn hóa Tràng An có còn được như xưa, hay còn lại là bao nhiêu?
Phải thừa nhận rằng Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có rất nhiều những biến đổi. Có cái thay đổi theo chiều hướng tích cực, có cái thay đổi không tích cực. Ngày hôm nay nhiều bạn trẻ không còn chú ý đến lời ăn tiếng nói và quên đi nhiều câu nói như: “Xin lỗi”, “xin cảm ơn”, “xin mời”, “xin chào”… Họ quan niệm rằng thời đại công nghệ thông tin thì chỉ cần lượng thông tin đầy đủ chứ không cần hình thức chuyển tải thông tin nữa.
Tôi cho rằng đây là điều cần chỉnh sửa trong văn hóa giao tiếp. Việc nói tục, chửi thề là biểu hiện của văn hóa giao tiếp. Đây là biểu hiện bên ngoài, nhưng nếu chúng ta không ngăn chặn, chỉnh sửa từ từ sẽ ngấm vào trong và gây tổn hại đến đạo đức và nhân cách.
Ông Vũ Dư Hùng
Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sơn Tây
Xây dựng nếp sống văn minh,
gia đình văn hóa
“Thị xã Sơn Tây thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thành phố trong việc đẩy mạnh thực hiện “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng” gắn với gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh”.
Trong 6 tháng năm 2022 UBND thị xã đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch. Trong đó nổi bật là việc tăng cường tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng trên 60 tin, bài trên Cổng thông tin điện tử thị xã và phát thanh tuyên truyền hơn 300 buổi trên trên hệ thống đài truyền thanh xã, phường. 15/15 xã, phường đã bổ sung tài liệu quy tắc ứng xử vào thư viện, tủ sách pháp luật, tủ sách của các nhà văn hóa, thôn, tổ dân phố theo định kỳ.
Thực hiện Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đến nay đã có 118/118 thôn, tổ dân phố có quy ước. Trong đó, đưa các nội dung về thực hiện pháp luật của Nhà nước, quy chế dân chủ ở cơ sở, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa làm nội dung chính để tuyên truyền thực hiện. Quan tâm đưa các quy định chống hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, góp phần xây dựng thôn, tổ dân phố có nếp sống văn hóa, tiến bộ, kinh tế phát triển bền vững.
Ông Phương Văn Liểu
Bí thư Đảng ủy xã Tản Hồng
Cán bộ phải biết lắng nghe tiếng nói từ cơ sở
Lan tỏa 2 bộ quy tắc ứng xử là việc làm hết sức quan trọng bởi mỗi cán bộ công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ với công dân đều có vai trò quan trọng, góp phần xây dựng hình ảnh trong nhân dân.
Khi người cán bộ đảng viên biết khéo léo và ứng xử chuẩn mực trong vị trí công việc của mình sẽ góp phần hoàn thiện hình ảnh mình hơn trong mắt người dân. Với người dân, có thể có những việc mà chưa đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng, có thể họ sẽ bức xúc khiến phát ngôn hoặc hành động thiếu chuẩn mực.
Khi người cán bộ công chức, viên chức được rèn luyện tác phong thì họ sẽ nghiên cứu căn nguyên, vấn đề. Chẳng hạn, nếu người dân nói đúng thì hoàn toàn có thể mạnh dạn xin lỗi hoặc bình tĩnh và nhẹ nhàng giải thích cho dân hiểu.
Không phải ngẫu nhiên mà Tản Hồng có thể huy động được xã hội hóa, huy động được sức dân. Bí quyết nằm ở việc công khai, dân chủ và thân thiện với quần chúng nhân dân. Cán bộ đảng viên có lối ứng xử với người dân phù hợp, lắng nghe người dân… Quan trọng hơn hết là cán bộ đi sâu, đi sát với nhân dân. Cán bộ cơ sở phải gắn với các ban, ngành, đoàn thể, thân thiện và hài hòa với cơ sở để lắng nghe tiếng nói cơ sở.
Nhờ sự chủ động gần dân và có lối ứng xử khéo léo, hơn 10 năm Tản Hồng không có đơn thư, khiếu nại vượt cấp. Khi xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, dồn điền đổi thửa… Tản Hồng cũng là địa phương tiên phong đi đầu của Ba Vì.
Được biết, trên chặng đường phát triển của mình, bên cạnh việc mở rộng và phát triển không gian sáng tạo, thu hút người trẻ tìm đến các chất liệu văn hóa truyền thống, Hợp tác xã Vụn Art cũng chú trọng đến vấn đề việc làm, đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật trên cơ sở bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
Rõ ràng, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, xuyên suốt trong quá trình phát triển của Thủ đô. Với định hướng của Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, những giải pháp thiết thực, cách làm sáng tạo, lan tỏa đời sống văn hóa mới xuất hiện ngày một nhiều trong đời sống như mô hình đường hoa, xóa chân rác như ở Tổ dân phố số 11 phường Bưởi, huy động sức dân của xã Tản Hồng hay đào tạo việc làm, vực dậy những mảnh đời yếu thế ở Hợp tác xã Vụn Art… đã và đang phát huy hiệu quả trong việc vun đắp, lan tỏa nét đẹp văn hóa người Hà Nội.
Thành ủy Hà Nội xác định xây dựng và phát triển văn hóa là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của cả hệ thống chính trị; phải chú trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy cơ quan nhà nước; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị văn hóa sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội... Đáng chú ý, trong các cơ quan, đơn vị của Hà Nội, Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố với mục đích định hướng cho cán bộ các chuẩn mực trong giải quyết công việc với tổ chức và công dân, trong gia đình và xã hội và góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Thanh lịch là nét đẹp đặc trưng mang tính truyền thống, tạo nên giá trị cốt lõi của văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến. Với người cán bộ công chức, viên chức điều này lại càng phải được đặt lên hàng đầu. Như lời Bác Hồ đã từng dạy, cán bộ đảng viên phải biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hiểu rộng ra, cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm nêu gương, không chỉ trong cơ quan tổ chức mình tham gia làm việc mà còn phải nêu gương cho toàn nhân dân. Người cán bộ phải là người tiêu biểu về đạo đức cách mạng để trở thành chỗ dựa và niềm tin cậy của nhân dân. Và muốn làm tốt điều này thì nhất thiết phải là người có văn hóa.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức - Nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội, trong quá trình phát triển của đất nước, sự va đập, giao thoa văn hóa là điều không thể tránh khỏi, song với Thăng Long - Hà Nội thì luôn có sự tinh lọc. Sự tinh lọc đó không làm mất đi vẻ đặc sắc của Hà Nội mà nét văn hóa người Tràng An, đặc biệt là trong mỗi cán bộ công chức, viên chức ở mỗi giai đoạn khác nhau lại có thêm những điểm mới để phù hợp với quy luật phát triển chung.
Thực tế cũng chỉ ra, đã có không ít tấm gương cán bộ gần dân, sát dân; sẻ chia với người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; không ít tấm gương cán bộ công an giúp đỡ người dân khi gặp hoạn nạn… Gần đây nhất, ngày 1/8/2022, tấm gương 3 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu người trong vụ cháy quán karaoke ở đường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) đã cho thấy tinh thần không tiếc tất cả, vì dân phục vụ, là tấm gương sáng làm lan tỏa tinh hoa văn hóa người Hà Nội.
Việc đưa ra các bộ quy tắc ứng xử để người dân nhìn vào mà “trông theo” là việc rất tốt. Những quy chuẩn Thành phố đưa ra, dù không có tính xử phạt nhưng đối với cán bộ, công chức có tác dụng rất lớn, bởi nhìn vào đó họ phải tự ý thức được bản thân họ làm ở vị trí này, công tác kia trong bộ máy Nhà nước, do đó không thể ăn nói bừa bãi, kể cả ngoài giờ làm việc. Và theo thời gian, ý thức về chuyện ăn nói, về văn hóa ứng xử sẽ được nâng lên.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình ĐứcBên cạnh những nét đẹp đẽ khó mờ phai đó, đâu đó vẫn còn những “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến hình ảnh người cán bộ công bộc của dân bị hoen mờ. Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ, mặt trái của nền kinh tế thị trường khiến nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận cư dân sinh sống ở Hà Nội chưa thực sự được chuẩn mực. Đó là những nhà hàng sẵn sàng mắng, chửi khách không tiếc lời, thậm chí còn “đốt vía” nếu khách vô tình mở hàng mà không mua. Đi ra đường, một va chạm dù nhỏ, người ta cũng dễ dàng nổi khùng, chửi bới, dẫn đến xô xát. Chiếm dụng vỉa hè, công viên cây xanh thành nơi bán hàng, bàn ghế ngổn ngang, cản trở người đi lại…
Với môi trường công sở, tiến trình hội nhập quốc tế đã mang lại cho chúng ta rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức. Đó là hiện tượng một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt dễ bị sa ngã, bị cám dỗ trước đồng tiền, quyền lực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Nhiều vụ việc vi phạm phải xử lý kỷ luật đối với cán bộ rơi vào những lãnh đạo có vị trí chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị, địa phương, do tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định, vi phạm về đạo đức, lối sống. Điều này khiến những người dân yêu Hà Nội đã không khỏi cảm thấy đau lòng.
Chính vì vậy, để phát huy những giá trị tốt đẹp, những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cán bộ, đảng viên, thời gian qua việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố hay bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng như một “ba-rem” hình thành lối ứng xử chuẩn mực trong văn hóa. Từng bước ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống. từng bước làm lối ứng xử giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.
Lấy ví dụ cho sự chuyển biến tích cực, sự thấm sâu của Quy tắc ứng xử trong mỗi cán bộ công chức, viên chức, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức thông tin, phường Liễu Giai (quận Ba Đình) bộ mặt của cơ quan hành chính đã đổi thay rất nhiều ít năm gần đây. Sự thay đổi đến ngay từ từ cách bài trí bàn ghế đón tiếp dân, đến cung cách chào hỏi, nội quy ứng xử đều được dán quy định và thực hiện. Cán bộ cũng niềm nở hơn khi tiếp xúc với dân.
Thực tế, trong quá trình khảo sát tại các cơ quan, đơn vị, người viết nhận thấy tại các xã, phường trên địa bàn Hà Nội, cán bộ công chức, viên chức đã có ý thức hơn trong chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả. Cụ thể, tại phường Phú Lãm (quận Hà Đông), khi đón tiếp công dân, trang phục của đội ngũ cán bộ đều thể hiện nét công sở lịch sự; nơi làm việc ngăn nắp gọn gàng; đeo thẻ tên trong quá trình thực hiện công vụ. Nơi bộ phận “một cửa” những cán bộ tiếp dân đều có thái độ thân thiện; Quy tắc ứng xử khi tiếp công dân như “Khách đến được chào hỏi, khách ở luôn tươi cười…” được niêm yết trực diện trước cửa ra vào, số điện thoại của lãnh đạo phường cũng được niêm yết công khai để người dân có thể phản ánh khi có nhu cầu.
Tại Sơn Tây, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, thị xã đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Dễ thấy nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ gìn và phát huy tốt những phong tục tập quán lành mạnh, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa được xây dựng và ngày một hoàn thiện phủ khắp các thôn, tổ dân phố. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, thể dục - thể thao ngày càng đa dạng, phong phú thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Công tác giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm có chuyển biến tích cực, phát huy hiệu quả các nguồn lực văn hóa góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Chia sẻ thêm về những kết quả đạt được từ việc thực hiện phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng” gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh”… ông Vũ Dư Hùng, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sơn Tây cho biết: Sơn Tây đã thực hiện tuyên truyền quán triệt quy tắc ứng xử trong cơ quan nhà nước đến 100% cán bộ, công chức viên chức, người lao động trong các cơ quan, đồng thời ký cam kết thực hiện.
Đến nay, nhận thức và thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã thành nề nếp và đem lại những hiệu quả rõ rệt, về cơ bản tiếp tục được duy trì rộng rãi đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể và 15 xã, phường.
Số rác thải thu lọc được từ chương trình sau khi tập kết sẽ được sàng lọc để lấy những vật dụng còn dùng được, tái chế thành những chậu trồng hoa trưng bày trên các con đường hoa thanh niên làm đẹp cảnh quan môi trường; hoặc thành những đồ chơi ở trường học; đồ dùng trong gia đình. Số còn lại được bán để lấy tiền mua các vật dụng thân thiện với môi trường đổi cho người dân.
Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã đã tham mưu Ủy ban nhân dân thị xã Kế hoạch số 352/KH-UBND ngày 10/6/2022 về tổ chức cuộc thi “Giữ gìn đường, phố xanh - sạch - đẹp” thị xã Sơn Tây năm 2022 với mục đích tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các xã, phường, thôn, tổ dân phố trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan đường, phố xanh - sạch - đẹp. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong việc vận động, kêu gọi mỗi người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh đường, phố nơi mình sinh sống, cải tạo cảnh quan môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Đảm bảo các hoạt động thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm và bền vững nhằm vận động nhân dân tích cực tham gia tổng vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải (kể cả rác thải xây dựng) tồn đọng tại các tuyến đường, phố trên địa bàn.
Duy trì nề nếp tổng vệ sinh đường làng, ngõ, phố vào sáng thứ Bảy hàng tuần. Huy động các nguồn lực xã hội hóa để trang hoàng đường, phố bằng cờ, hoa, cây xanh, vẽ tranh tường, quét vôi ve, sơn lại cửa, lắp thêm đèn trang trí… Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, xử lý vi phạm về việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; treo - dán - sơn quảng cáo rác gây mất mỹ quan đô thị.
Tại Ba Vì, ông Phương Văn Liểu - Bí thư Đảng ủy xã Tản Hồng bày tỏ quan điểm, đời sống văn hóa luôn tồn tại hai mảng đối lập tốt - xấu, nếu con người được chăm lo tốt, xã hội sẽ tốt đẹp hơn, con người văn minh hơn. Ngược lại, nếu thờ ơ, không chăm lo, cái xấu sẽ lấn át cái tốt, sự giả dối sẽ lấn át sự thật. Giống như một mảnh vườn ươm, nếu buông thả thì cỏ dại mọc nhiều, vườn tược xấu xí. Chính vì thế, dù đã gặt được nhiều trái ngọt nhưng “mảnh vườn văn hóa” vẫn cần được tiếp tục “vun trồng”.
Hơn hết, để xây dựng văn hóa ứng xử đòi hỏi phải có quá trình, thường xuyên, lâu dài, trong đó rất cần sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là vai trò gương mẫu của người đứng đầu. “Tôi cho rằng hai bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố rất thiết thực, rất gần gũi với đời sống của người dân. Chỉ cần mỗi ngày điều chỉnh hành vi một chút kết quả sẽ rất khả quan. Tuy nhiên những người đảng viên cần tích cực hơn nữa để nêu gương, để làng nước theo sau”, ông Phương Văn Liểu chia sẻ.
Ở trên góc độ tổ chức Công đoàn, ông Ngô Minh Hoàn - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự chốn công sở. Với lối ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, để thực hiện hiệu quả, khơi gợi những mặt tốt đẹp thì cần khéo léo lồng ghép với các phong trào thi đua.
Chẳng hạn, Công đoàn ngành đã thường xuyên tổ chức các phong trào, hội thi, đẩy mạnh tuyên truyền “Văn hóa giao tiếp và kỹ năng ứng xử nơi công sở” cho đoàn viên của Công đoàn; chủ động phối hợp với Ban an toàn giao thông Thành phố tổ chức hội thi lái xe mô tô giỏi, an toàn, tổ chức tuyên truyền về văn hóa giao thông và văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông; triển khai khai nội dung cán bộ công chức, viên chức nói không với tiêu cực, nghiêm chỉnh chấp hành 2 bộ quy tắc ứng xử Thành phố ban hành.
Hà Nội là nơi hội tụ bốn phương, hội tụ văn hóa của các vùng miền, nên việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đòi hỏi phải rất công phu, kiên trì, bền bỉ. Quy tắc ứng xử không thể một sớm một chiều đi vào cuộc sống, nhưng người dân Hà Nội vẫn đang rất nỗ lực để phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, trách nhiệm, tâm huyết, có lối sống lành mạnh, tinh thần tương thân tương ái, làm những việc có ích. Đó cũng là nhân tố bảo đảm cho Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng, nơi công sở của Hà Nội nhanh chóng phát huy giá trị trong cuộc sống.
Phải thẳng thắn rằng, gìn giữ và xây dựng văn hóa không phải là câu chuyện ngày một ngày hai, làm sao để thời gian là chất xúc tác góp phần vun bồi “chất” Hà Nội là việc mà mỗi người con gắn bó với mảnh đất nghìn năm văn hiến này đã, đang và sẽ phải làm để giữ nền, xây nếp văn minh. Khép lại tuyến bài “Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU: Vun bồi để toả sáng tinh hoa Hà Nội”, Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội để thấy được tác động của Chương trình số 06-CTr/TU tới xây dựng văn hóa Thủ đô; đồng thời, có những giải pháp khơi gợi để vun bồi văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tiến sĩ (TS) Nguyễn Viết Chức khẳng định: Người Thủ đô, trước hết phải yêu Thủ đô, yêu trái tim của cả nước, từ tình yêu nhỏ góp thành tình yêu lớn với Thủ đô, đất nước. Phải biết tự hào về Thủ đô và biết tự ái về Thủ đô. Nói cách khác, yêu thương dành cho Thủ đô nhưng đồng thời thấy những mặt chưa được, thấy những thiếu khuyết của Thủ đô thì phải biết tự ái. Từ sự tự ái này bản thân sẽ có quyết tâm học tập, vun bồi trình độ, đạo đức để Thủ đô phải đi đầu, để đất nước không tụt hậu.
Phóng viên: Thưa ông, nhiều quan điểm cho rằng, những mặt hạn chế trong ứng xử của người Hà Nội thời gian gần đây là do người Hà Nội nay đã bị pha tạp, người Hà Nội gốc ít hơn người Hà Nội nhập cư. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
TS Nguyễn Viết Chức: Tôi cho rằng điều này là chưa chính xác. Bởi những người đến, sống và trụ lại được ở Thăng Long đều là người giỏi. Người nhập cư không chỉ là những người lao động kiếm sống mà còn là những nhân vật xuất sắc của địa phương khác về Hà Nội và làm đẹp, cống hiến công sức, trí tuệ cho Thủ đô. Nhiều tấm gương uyên bác trong lịch sử như Lê Quý Đôn, Nguyễn Du… đều là những người giỏi. Người giỏi thì chỉ đem lại những cái tốt, cái đẹp đẽ và tinh túy đến thôi chứ họ không đem cái xấu đến. Thứ nữa, nếu xem xét về “gốc” Thủ đô kỳ thực rất khó. Bởi nếu tìm kiếm ở Hà Nội, gốc tích lâu nhất có lẽ chỉ trong phạm vi 3, 4 đời, trước đó họ cũng là người nơi khác đến. Thứ nữa, Thăng Long là nơi quy tụ 36 phố hàng, tất cả đều là những luồng văn hóa nơi khác ùa vào. Hà Nội là mảnh đất kỳ diệu khi biết rộng mở, bao dung và chắt lọc những gì tinh túy nhất để phát triển.
Phóng viên: Đánh giá về văn hóa nói chung không hề dễ, với việc xây dựng văn hóa người Hà Nội, theo ông chúng ta phải hiểu như thế nào?
TS Nguyễn Viết Chức: Với văn hóa, ở đây chúng ta phải tìm đúng nguyên nhân mới có thể khắc phục được những hạn chế. Theo tôi, có thể là do chúng ta quá mong muốn người thời điểm hiện tại phải giống như người sống cách đây vài trăm năm, thậm chí là nghìn năm trước. Điều này là không thể. Con người luôn luôn vận động, và sự phát triển là tất yếu. Con người sản sinh ra văn hóa, vì thế văn hóa cũng vận động. Ở chiều ngược lại, văn hóa lại điều chỉnh con người, giúp định hướng con người để từ đó có sự vận động, thay đổi phù hợp.
Ở góc độ thanh lịch trong văn hóa Hà Nội, nếu chúng ta yêu cầu cái “chất” thanh lịch phải như ngày xưa, với các chuẩn mực như đi nhẹ, nói khẽ, nhuộm răng đen… thì điều này là không thể. Nó quá rập khuôn. Thẩm mỹ quan và nền văn hóa hiện tại là khác xưa, nếu quá rập khuôn sẽ khiến người ta khó tiếp nhận. Ở đây tôi muốn nói, văn hóa luôn vận động, con người luôn vận động và các tiêu chí đánh giá về văn hóa cũng luôn thay đổi. Do vậy chúng ta phải có sự nhìn nhận toàn diện vấn đề hơn.
Phóng viên: Theo ông, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và mặt trái của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng thế nào tới văn hóa, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay?
TS Nguyễn Viết Chức: Hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế thị trường có tác động và tiến bộ rất lớn tới văn hóa, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên nhưng đồng thời có những mặt suy thoái. Sự suy thoái này trước hết là đạo đức. Từ suy thoái đạo đức dẫn đến suy thoái về nhận thức và lối sống. Đây là tác động khách quan của môi trường “không sạch” làm những phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ đảng viên, người Thủ đô bị lu mờ. Những phẩm chất xấu tiềm ẩn trong mỗi người có điều kiện trỗi dậy.
Phải thẳng thắn, việc một số cán bộ đảng viên chưa thực sự gương mẫu cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển Thủ đô. Khiến tấm gương đi đầu, phát triển của Thủ đô bị mờ. Chính vì thế, hơn lúc nào hết cán bộ đảng viên phải đi đầu, phải gương mẫu, đặc biệt là người đứng đầu rất quan trọng. Người đứng đầu làm tốt thì những người phía dưới, những bộ phận liên quan sẽ thực hiện tốt và ngược lại. Đảng viên thiếu gương mẫu, mất dân chủ, mà dân chủ là một biểu hiện của văn hóa thì các việc phía sau sẽ khó có thể thực hiện tốt được.
Phóng viên: Vậy Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, sự ra đời của 2 Quy tắc ứng xử đã góp sức như thế nào trong công cuộc gìn giữ và phát triển văn hóa Hà Nội?
TS Nguyễn Viết Chức: Tôi đánh giá rất cao khi Hà Nội thông qua và triển khai được các Bộ quy tắc ứng xử, đặc biệt là Hà Nội có Chương trình số 06-CTr/TU. Điều này góp sức rất lớn trong việc duy trì và phát triển văn hóa. Ban đầu khi đưa vào thực tế, nhiều người cứ tưởng nó không có tác dụng. Song thực tế tác động của nó mang lại, hiệu quả mang lại lại rất lớn. Tôi lấy ví dụ từ Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố. So sánh thời điểm hiện tại với trước khi nó được áp dụng chúng ta về các phường thì sẽ thấy. Đó là lối ứng xử của cán bộ công chức, viên chức với công dân của các phường đã có sự tiến bộ rất nhiều so với trước đây.
Phải thẳng thắn là số cán bộ công chức, viên chức dở, kém không nhiều nhưng nó như vết nhọ, vết bẩn người ta nhìn thấy ngay. Và Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố đã kịp thời nắn chỉnh những yếu kém đó.
Về lâu dài, bản thân mỗi người, mỗi cán bộ công chức, viên chức phải có sự tu dưỡng, rèn luyện. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các bài phát biểu của mình đều nhắc đi nhắc lại rất nhiều về việc nêu gương trong mỗi cán bộ đảng viên. Nhìn lại tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa có thể thấy, tinh thần trọng dân, vì dân, đạo đức cách mạng của người cán bộ được đề cập đến rất sâu sắc, đó là gương mẫu đi đầu, là trọng dân, thương yêu dân, gần gũi dân.
Phóng viên: Ông có thể nói rõ hơn góc nhìn của mình về Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII. Và theo ông, phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phải bắt đầu từ đâu?
TS Nguyễn Viết Chức: Tôi thấy Chương trình số 06-CTr/TU chủ yếu xoay quanh mấy nội dung. Trong đó có phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Chương trình đi vào vấn đề này rất sát và thực tế bởi không ở đâu hơn Hà Nội. Hà Nội là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước, là trái tim của cả nước. Chương trình Thành ủy đề ra đúng và trúng vấn đề, vậy bây giờ phải phát triển ra sao? Đầu tiên ta phải hiểu phát triển văn hóa để làm gì. Phát triển văn hóa để phát triển con người. Phát triển con người để phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Chương trình vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn rất là cao. Bởi suy cho cùng văn hóa là con người, phát triển văn hóa là phát triển con người, phát triển con người là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, từ nền tảng này góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Con người phát triển gồm những yếu tố: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đạo đức con người phải đặt lên hàng đầu. Tiên học lễ chính là học làm người, học đạo đức. Nói như Bác Hồ, phải học làm người trước.
Nói thêm về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo tôi, nguồn nhân lực mới hiện tại phải có các yếu tố như: Năng lực, trí lực, thể lực, biết hợp tác cùng phát triển. Nguồn nhân lực chất lượng cao phải là nhân lực có tri thức, đáp ứng yêu cầu của đời sống lao động công nghiệp hiện đại. Phải có sức khỏe và năng lực hợp tác.
Không phải Thành phố nào cũng có nền tảng ngàn năm văn hiến, là Thủ đô vì hòa bình, Thành phố sáng tạo. Và văn hóa không đứng yên mà luôn có sự dịch chuyển. Không có văn hóa tù đọng. Văn hóa tù đọng là văn hóa chết. Văn hóa không có sự giao lưu, hợp tác là văn hóa chết. Trong thời đại toàn cầu hóa này, chính nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển khu vực mới giúp thúc đẩy văn hóa phát triển.
Nhìn từ Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, theo tôi, chương trình đã bao quát kỹ rồi. Hiện tại toàn Đảng bộ Hà Nội và đặc biệt là các đảng viên phải gương mẫu đi đầu. Cán bộ đảng viên phải tiên phong, tiên phong đi đầu trong mọi việc. Tất cả từ lao động, làm việc, ứng xử… đều phải gương mẫu. Với người dân Thủ đô cũng vậy, bản thân mỗi người phải thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình. Mình là công dân Thủ đô, mình tự hào song đồng thời phải thấy được trách nhiệm. Khi thấy được trách nhiệm thì mỗi người sẽ ý thức được mình cần làm gì, hành động ra sao để cho bản thân, cho Thủ đô ngày một phát triển.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!