Multimedia
08/08/2024 11:02
Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

08/08/2024 11:02

Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Với sự dày công nghiên cứu, Luật đã được hoàn thiện với 7 chương 54 điều, gần gấp đôi so với Luật năm 2012, với những cơ chế mới chưa từng có tiền lệ, những chính sách được ban hành với sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ... cho thấy Luật đã được xây dựng theo đúng tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”.
Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Với sự dày công nghiên cứu, Luật đã được hoàn thiện với 7 chương 54 điều, gần gấp đôi so với Luật năm 2012, với những cơ chế mới chưa từng có tiền lệ, những chính sách được ban hành với sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ... cho thấy Luật đã được xây dựng theo đúng tinh thần “cả nước vì Hà Nội, cùng Hà Nội”.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Luật Thủ đô (sửa đổi) đã nhận được sự quan tâm lớn của các đại biểu Quốc hội với 115 lượt ý kiến phát biểu thảo luận tại tổ, hội trường và 7 góp ý bằng văn bản.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, sau Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Pháp luật đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội nghiên cứu giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật; trong đó đã tổ chức hơn 20 cuộc họp bàn các nội dung cụ thể.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành, thành phố Hà Nội và các cơ quan có liên quan; lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn; tổ chức một số hội thảo khoa học về một số nội dung mới trong dự thảo Luật với sự tham gia rộng rãi của các cơ quan Trung ương, Thành phố, viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước...

Đảng đoàn Quốc hội đã làm việc với Thành ủy Hà Nội để nghe các cơ quan báo cáo, cho ý kiến chỉ đạo về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên họp thứ 31 cho ý kiến đối với dự thảo Luật; Quốc hội tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 để góp ý đối với dự thảo Luật.

Chỉ đạo việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định đây là nhiệm vụ chính trị, chuyên môn hết sức quan trọng của Quốc hội nhiệm kỳ này.

Vì, Luật Thủ đô là đạo luật có tính chất đặc biệt, đặc thù, đa ngành, đa lĩnh vực, phân cấp, phân quyền, trao quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, quy định cơ chế chính sách đặc thù để giải phóng và phát huy, huy động nguồn lực để xây dựng và phát triển Thủ đô; vừa tạo thuận lợi hơn về cơ chế, chính sách cho Thủ đô vừa giao trách nhiệm nặng nề hơn, đặt ra yêu cầu cao hơn về phát triển.

Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật cần bám sát mục tiêu xây dựng Luật để đảm bảo đây là đạo luật đặc thù, riêng có, đồng thời là đạo luật có tính tổng thế, đa lĩnh vực và nằm trong tổng thể của hệ thống pháp luật...

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

“Với bản thân tôi thì chưa tham gia xây dựng Luật nào mà tốn nhiều công sức và thời gian như Luật Thủ đô. Tôi tham gia rất nhiều các hội thảo, tọa đàm của thành phố Hà Nội tổ chức, sau khi Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 thì trách nhiệm chủ trì thẩm tra được giao cho Ủy ban Pháp luật, và từ tháng 12/2023 thì gần như dành toàn thời gian cho xây dựng Luật Thủ đô.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Có những giai đoạn cứ mỗi tuần chúng tôi hoàn thiện một báo cáo để trình Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, xin ý kiến Thành ủy Hà Nội... cứ liên tục như thế trong khoảng 2 - 3 tháng”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy chia sẻ.

Quá trình hoàn thiện dự án Luật, Ủy ban Pháp luật liên tục làm việc với các sở, ngành của Hà Nội để lắng nghe các vướng mắc của Thủ đô trong từng lĩnh vực, giải pháp mà các cơ quan đề xuất. Đồng thời, Ủy ban Pháp luật cũng thường xuyên mời các Ủy ban của Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan.

Đơn cử như để xây dựng các quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), nhiều đồng chí bên Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố Hà Nội có mặt ở Ủy ban Pháp luật cả ngày thứ bảy, chủ nhật, làm thông trưa để kịp tiến độ. Hay với những nội dung như về cải tạo, chỉnh trang đô thị, phải xây dựng không dưới 10 phương án, rất kiên trì, cuối cùng mới thống nhất được phương án như trong Luật được thông qua...

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy, Cơ quan soạn thảo là Bộ Tư pháp hết sức kỳ công, dành nhiều thời gian và lực lượng chuyên gia của Hà Nội do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Lê Hồng Sơn, Phó trưởng Ban soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trực tiếp chỉ đạo cũng rất tận tâm, trách nhiệm, có nhiều ý tưởng tốt.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Có thể thấy, một trong những vướng mắc cơ bản của Hà Nội là về tổ chức bộ máy. Với quy mô của một đại đô thị và gánh vác vai trò, trách nhiệm là Thủ đô, nhưng bộ máy các cơ quan của Hà Nội về cơ bản chưa có sự khác biệt so với các tỉnh, thành phố khác.

Mặc dù Thành phố đã thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị từ năm 2021 đến nay, nhưng mô hình này vẫn còn nhiều điểm chưa rõ, chưa thực sự đổi mới. Vì vậy, trên nền tảng của Nghị quyết 97, Luật Thủ đô lần này có hẳn một chương về chính quyền đô thị, với 3 điểm mới rất quan trọng.

Điểm mới đầu tiên là bộ máy chính quyền được tăng cường về mặt tổ chức, quy mô, tăng tính chủ động cho từng cấp chính quyền, từng cơ quan như Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được tăng cường thêm bộ máy, số lượng đại biểu chuyên trách; UBND thành phố Hà Nội có thể thành lập thêm hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trực thuộc đã có.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Quy định UBND thành phố Hà Nội có quyền thành lập thêm hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trực thuộc đã có là một cơ chế hết sức linh hoạt và chưa từng có tiền lệ. Ban đầu, thành phố Hà Nội cũng chỉ đề xuất cho phép thành lập thêm một số Sở cụ thể. Nhưng qua thực tiễn hoạt động giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho hay: “Chúng tôi thấy rằng, cần trao cho Hà Nội cơ chế riêng, vì yêu cầu quản lý của Hà Nội không như các địa phương khác. Nếu UBND Thành phố thấy lĩnh vực nào, nội dung nào cần phải tăng cường quản lý thì có thể thành lập một Sở, còn những lĩnh vực không quá cần chú trọng thì có thể nhập lại với nhau, tùy từng giai đoạn, từng thời kỳ”.

Như vậy, thay vì quyết định từng vấn đề cụ thể mà có thể chỉ đúng trong từng thời điểm, Thành phố hoàn toàn có quyền này mà không cần phải hỏi các cơ quan chức năng.

Thứ hai là thẩm quyền được trao cho chính quyền Thành phố rộng hơn, linh hoạt hơn. Nhiều thẩm quyền trước đây được giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành thì lần này được giao trực tiếp cho Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hà Nội.

Điều này cho thấy Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao năng lực thực thi của Hà Nội và cũng hết sức tin tưởng, tín nhiệm và đặt kỳ vọng rất cao vào khả năng triển khai thực thi các chính sách này của Hà Nội.

“Với thực tế của Hà Nội là một đơn vị đi đầu, rất mạnh dạn trong việc phân cấp, ủy quyền và hiệu quả thực hiện rất tốt, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan của Hà Nội đề xuất, Ủy ban Pháp luật thấy cần có những cái quy định tổng thể, rõ ràng, rành mạch hơn về phân cấp, ủy quyền cho Hà Nội.

Vì vậy, việc phân cấp, ủy quyền đã được quy định thành một điều luật riêng, thay thế cho các nội dung trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội sẽ thực hiện theo Luật Thủ đô”, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Thứ ba là đội ngũ cán bộ, công chức được đổi mới, từ tuyển dụng, quản lý, sử dụng đến chế độ đãi ngộ, thu nhập, chính sách thu hút người có tài năng... Con người luôn là nhân tố mang tính quyết định, nên các cơ chế mới này thật sự rất ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền Thủ đô.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Thực tế quản lý, xây dựng, phát triển Thủ đô cho thấy, một trong những khó khăn lớn của Thủ đô là bất cập về giao thông, môi trường, nhà ở, vệ sinh an toàn thực phẩm...

Hà Nội đang phấn đấu đến năm 2035, hoàn thành đầu tư xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài trên 410,8 km. Trong giai đoạn 2024-2030, Hà Nội dự kiến xây dựng 96,8km, sơ bộ nhu cầu vốn khoảng 14,6 tỷ USD; giai đoạn 2031-2035 xây dựng 301km, sơ bộ nhu cầu vốn khoảng 22,5 tỷ USD. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2035 cần khoảng 37,2 tỷ USD...

Vấn đề đặt ra để giải bài toán giao thông của Thủ đô là nguồn lực. Nhiều chuyên gia giao thông nhìn nhận, việc thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), có thể xem như Quốc hội, Chính phủ đã trao cho Hà Nội một chiếc "chìa khóa vàng", mở cánh cửa để Hà Nội áp dụng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD).

Thạc sĩ Quản lý đô thị Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch - tài chính, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đánh giá rất cao các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo ông Thành, Luật Thủ đô đã kế thừa được các kinh nghiệm về giao thông đô thị từ một loạt các thành phố lớn, nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trong luật dành một điều tạo ra 7 - 8 nhóm chính sách để huy động nguồn lực và một loạt nội dung liên quan cơ chế, chính sách khuyến khích nhà đầu tư.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Luật cũng quy định một số đột phá lớn, như cho phép Thủ đô được quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; cho phép Thủ đô được phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công, dự án PPP (không sử dụng vốn Trung ương) mà không giới hạn tổng mức vốn đầu tư... Ông Thành nhìn nhận, đây thực sự là những cơ chế phù hợp, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn cho Thành phố.

Là thành viên tổ chuyên gia xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) của thành phố Hà Nội, chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho biết, theo tính toán, tổng nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng thiết yếu cho phát triển Thủ đô trong vòng 3 - 4 năm tới sẽ vào khoảng 780 nghìn tỷ đồng.

Vì vậy, chỉ có những cơ chế đặc thù, vượt trội thì mới có thể tạo nguồn lực nhằm giải quyết sự thiếu hụt này, giúp Thành phố hoàn thành được một khối lượng khổng lồ kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị, các tuyến đường nối các đô thị vệ tinh với trung tâm...

Luật Thủ đô 2024 đã quy định về mô hình TOD. Đây là một cơ chế mà ông Bình tin rằng sẽ giúp cho Thủ đô giải được bài toán rất lớn về nguồn lực, huy động được nguồn lực rất lớn từ đất đai, không gian ngầm... để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng diện mạo đô thị mới.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Cùng với đổi mới về tổ chức bộ máy, gỡ vướng về nguồn lực cho Thủ đô, việc làm thế nào để bảo tồn, phát huy được bản sắc văn hóa nghìn văn văn hiến của Thủ đô cũng là điều khiến cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự án Luật nhiều trăn trở.

Từ thực tiễn việc khai thác thương mại nhiều công trình, thiết chế văn hóa thể thao còn lãng phí, Luật Thủ đô 2024 đã đề ra được cơ chế nhượng quyền khai thác, cho phép cơ quan, tổ chức đang được giao quản lý sử dụng công trình hạ tầng thể thao, văn hóa có giá trị trên địa bàn Thành phố được ký hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác, hoặc khai thác công trình trong một thời gian nhất định.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Khu phát triển thương mại văn hóa cũng là điểm mới của Luật Thủ đô năm 2024. Tham khảo từ kinh nghiệm quốc tế, Chính phủ trình thí điểm khu phát triển thương mại văn hóa. Tuy nhiên, thí điểm như thế nào thì chưa rõ về cơ chế.

Sau khi Quốc hội cho ý kiến, Ủy ban Pháp luật phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và Bộ Tư pháp tiếp tục lắng nghe, thu nhận các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia và cuối cùng đưa ra được các quy định về khu phát triển thương mại văn hóa tương đối cụ thể, giúp Hà Nội vừa bảo tồn, gìn giữ được di sản văn hóa, nhưng vẫn thu được lợi ích kinh tế.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội cho hay, ông thực sự cảm thấy hạnh phúc khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua với nhiều chính sách, quy định tạo thuận lợi cho sự phát triển văn hóa.

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
GS.TS Bùi Hoài Sơn

Ông tin tưởng, những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội này sẽ là cú hích, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội. Đồng thời, những điều khoản tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa Thủ đô, cũng tạo điều kiện cho sự tỏa sáng của văn hóa đất nước...

Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Kỳ 2: Quốc hội dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Nội dung: Phương Thảo | Đồ họa: Đức Hà
Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội” Kỳ 1: Quốc hội “cùng Hà Nội, vì Hà Nội”

LTS: Ngày 28/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đại biểu ...

Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá Kỳ cuối: Để Hà Nội chuyển mình, bứt phá

Ngay sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, hàng loạt các kế hoạch để chuẩn bị thi hành Luật đã được thành ...