Multimedia
04/12/2023 12:08
Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

04/12/2023 12:08

Tại các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô phối hợp với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động được trực tiếp hỏi và nghe các chuyên gia, nhà quản lý, luật sư trả lời các vấn đề, khúc mắc, điều luật mới liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của mình. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn các quy định của chính sách, pháp luật để có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động, yên tâm lao động, công tác và nâng cao trách nhiệm của công dân trong tuân thủ pháp luật.
Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Tại các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô phối hợp với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động được trực tiếp hỏi và nghe các chuyên gia, nhà quản lý, luật sư trả lời các vấn đề, khúc mắc, điều luật mới liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của mình. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn các quy định của chính sách, pháp luật để có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động, yên tâm lao động, công tác và nâng cao trách nhiệm của công dân trong tuân thủ pháp luật.
Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân
Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Ghi nhận thực tế tại các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến cho thấy, thời lượng của chương trình thường kéo dài hơn so với kế hoạch ban đầu; không khí tại nơi diễn ra chương trình cũng luôn sôi nổi, cởi mở. Bởi đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động có rất nhiều câu hỏi liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bản thân, cũng như những vấn đề trong việc thực thi pháp luật lao động, giải quyết chế độ chính sách tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần được các chuyên gia hỗ trợ, giải đáp. Ngoài ra, còn có hàng trăm câu hỏi của bạn đọc gửi về chương trình thông qua hộp thư điện tử của báo Lao động Thủ đô.

Qua các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đã được giải đáp thắc mắc, bổ sung thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực như: Pháp luật lao động, chế độ bảo hiểm, tránh xa “bẫy” tín dụng đen, chăm sóc sức khỏe bản thân…

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Chia sẻ với phóng viên báo Lao động Thủ đô, anh Nguyễn Xuân Tráng - công nhân Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội) cho biết: “Bản thân tôi đã được tham gia buổi đối thoại do báo Lao động Thủ đô tổ chức. Tại đó, tôi đã đặt câu hỏi về những trường hợp doanh nghiệp được quyền chấm dứt Hợp đồng lao động và nếu người lao động muốn chấm dứt Hợp đồng lao động thì cần làm những thủ tục gì? Câu hỏi của tôi đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể, tôi cảm thấy rất dễ hiểu và dễ nhớ.

Cạnh đó, thông qua câu hỏi của những người tham gia chương trình liên quan đến vấn đề phòng tránh “tín dụng đen” và câu trả lời của các chuyên gia là Luật sư, Công an, tôi cũng hiểu được bản chất của “tín dụng đen” là cho vay nặng lãi, nhận diện được các thủ đoạn lôi kéo cho vay, phổ biến là hình thức cho vay qua các trang web, trên app điện thoại và không cần thế chấp… từ đó tôi biết để chủ động phòng tránh. Đặc biệt, các chuyên gia cũng đưa ra những lời khuyên hết sức thiết thực, bổ ích để giải quyết vấn đề khi bản thân hoặc người thân của mình bị dính vào tín dụng đen và bị đe dọa, uy hiếp để đòi nợ”.

Thực tế cũng cho thấy, thông qua các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, nhiều đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động không chỉ được bổ sung thêm kiến thức mà còn được các chuyên gia hướng dẫn, hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi của bản thân. Đơn cử như chị Vũ Thị Phượng - công nhân làm việc tại Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam (Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội) đã được chuyên gia hướng dẫn để được hưởng chế độ bảo hiểm khi không may bị nhiễm Covid-19 và phải nghỉ làm để điều trị.

Đặt vấn đề tại chương trình, chị Phượng cho biết, năm 2022, chị không may bị nhiễm Covid-19 và phải nghỉ làm để điều trị, cách ly tại nhà. Tuy nhiên, do sơ ý, không nhận được thông báo của Công ty về việc nộp lại giấy chứng nhận nên sau đó chị không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Sau khi lắng nghe chia sẻ của chị Phượng, chuyên gia Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã hướng dẫn các thủ tục để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm theo đúng quy định.

“Sau chương trình, tôi đã thực hiện các bước theo đúng hướng dẫn của chuyên gia và đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết. Tôi rất vui và biết ơn Ban Tổ chức chương trình, cũng như chuyên gia đã giúp tôi được đảm bảo quyền lợi”, chị Phượng chia sẻ.

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Cũng theo chị Phượng, khi tham gia chương trình, ngoài việc được các chuyên gia giải đáp những vướng mắc của bản thân, người lao động cũng được truyền thông nhiều kiến thức về pháp luật lao động, chế độ, chính sách về tiền lương, quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động… Những kiến thức đó rất bổ ích và có thể giúp người lao động tự bảo vệ được quyền lợi của mình trong quan hệ lao động. Ngoài ra, chương trình cũng giống như một sân chơi, ở đây người lao động được thoải mái đặt câu hỏi, nhận lại những câu trả lời thấu đáo, dễ hiểu và không kém phần hóm hỉnh. Đặc biệt, người lao động còn có nhiều phút giây vui vẻ, thư giãn khi tham gia vào những câu hỏi có phần thưởng của Ban tổ chức…

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân
Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Không chỉ là nơi giải đáp thắc mắc cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến cũng là địa chỉ để cán bộ Công đoàn, nhất là cán bộ Công đoàn cơ sở cập nhật thông tin, kiến thức để thực hiện tốt hơn vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Chia sẻ với phóng viên báo Lao động Thủ đô, anh Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam cho biết, hiện nay, đa số các cán bộ Công đoàn cơ sở đều kiêm nhiệm, không có đủ thời gian cập nhật thường xuyên, nắm vững kiến thức về pháp luật ở những lĩnh vực khác nhau như: Luật Lao động, Luật Công đoàn, Bảo hiểm xã hội, An toàn vệ sinh lao động… để giải đáp cặn kẽ vướng mắc cho đoàn viên, người lao động. Do đó, thông qua các buổi đối thoại, cán bộ Công đoàn có thể hỏi và nắm bắt được thêm vấn đề mình quan tâm được quy định ở đâu, khoản nào, điều nào để giải thích cho công nhân một cách thỏa đáng.

Đơn cử như, khi công nhân lao động đặt câu hỏi tại chương trình về nội dung trong quá trình làm việc, nếu xảy ra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm như thế nào?. Đối với câu hỏi này, chuyên gia đã trả lời rất đầy đủ, chi tiết là: Theo Luật An toàn vệ sinh lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định như sau: Thanh toán 100% chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động; trả đầy đủ tiền lương trong thời gian người lao động nghỉ việc 3 tháng. Sau khi người lao động ổn định, giám định sức khỏe đầy đủ, căn cứ vào tỷ lệ giám định sức khỏe đó doanh nghiệp chịu chế độ bồi thường tai nạn lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp phải hoàn thiện hồ sơ để giải quyết chế độ bảo hiểm cho người lao động.

“Từ câu trả lời này của chuyên gia đã giúp những cán bộ Công đoàn như chúng tôi nắm rõ những quy định của pháp luật để không chỉ giải đáp cho người lao động tại công ty mà còn đứng ra bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động nếu không may họ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”, anh Long chia sẻ.

Ngoài ra, theo anh Long, trong quá trình thực hiện làm thủ tục tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, người lao động vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Lúc này, các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến là diễn đàn để người lao động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với báo Lao động Thủ đô - đơn vị tổ chức chương trình, nhờ sự hỗ trợ của báo để thông tin kịp thời, phản ánh tới các cơ quan liên quan, Từ đó, giúp người lao động có được câu trả lời thỏa đáng, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của bản thân. Với vai trò là một cán bộ Công đoàn cơ sở, anh Long mong muốn thời gian tới, báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp Công đoàn để tổ chức nhiều hơn nữa các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với những chuyên đề cụ thể, thiết thực, liên quan đến những vấn đề mà cán bộ Công đoàn, người lao động quan tâm. Qua đó, giúp cán bộ Công đoàn có cơ hội để cập nhật, nâng cao kiến thức để thực hiện tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Là người đã nhiều năm làm cán bộ Công đoàn cơ sở và trực tiếp tham gia nhiều buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, chị Hà Thị Thu Hương - Công đoàn Trường Mầm non Long Xuyên (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi nhận thấy chương trình này rất có ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở và đoàn viên, người lao động. Bởi qua chương trình, chúng tôi có cơ hội được hỏi trực tiếp, trực tuyến và được nghe các chuyên gia giải đáp những băn khoăn, vướng mắc về kiến thức pháp luật, về chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của bản thân. Đặc biệt, thông qua hình thức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến đã giúp đoàn viên, người lao động không mất nhiều thời gian phải đến các trung tâm, cơ sở pháp lý để xin tư vấn, mà có thể đặt câu hỏi online và ngay sau đó cập nhật câu trả lời của chuyên gia ở trong link bài về sự kiện đăng trên các ấn phẩm của báo Lao động Thủ đô”.

Thông qua các chương trình đã được tham dự, chị Hương cho biết, bản thân đã tiếp thu được rất nhiều những kiến thức về pháp luật. Bởi trên thực tế, chị chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu về kiến thức pháp luật, đặc biệt là những nội dung mới về chế độ, chính sách liên quan đến người lao động hay những sửa đổi bổ sung trong các Luật… Khi được nghe các chuyên gia chia sẻ, giải đáp, cung cấp thông tin gắn với các trường hợp cụ thể đã giúp chị hiểu ngay và nhớ lâu hơn. Qua đó, giúp chị có vốn kiến thức nhất định để chia sẻ với đoàn viên, người lao động cũng như tư vấn, đề xuất với cấp trên, với chính quyền nhằm bảo vệ quyền lợi và chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động.

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Chị Hương chia sẻ: “Thực tế tại đơn vị tôi đang công tác có nhiều đoàn viên, người lao động đã nhận được nhiều khen thưởng của các cấp nhưng không biết cụ thể những trường hợp khen thưởng nào sẽ được xét nâng lương trước thời hạn. Qua theo dõi các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, đã có người đặt câu hỏi về nội dung này và được các chuyên gia trả lời về các trường hợp được xét nâng lương trước thời hạn được nêu trong Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội. Tôi đã tiếp thu toàn bộ nội dung trả lời này của chuyên gia và giải đáp cho đoàn viên, người lao động tại đơn vị. Tất cả đều cảm thấy hài lòng và tiếp tục yên tâm công tác, nỗ lực cống hiến”.

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân
Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các chuyên gia, các cấp Công đoàn và đặc biệt là đoàn viên, công nhân, viên chức lao động, đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến là phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thực sự sáng tạo, mang lại những kết quả hết sức thiết thực. Là đơn vị đã nhiều lần phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, bà Lê Hoàng Thủy Vân - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Qua nhiều lần phối hợp tổ chức, chúng tôi đánh giá cao việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo phương pháp đối thoại trực tiếp, truyền tải trực tuyến. So với hình thức tổ chức hội nghị tuyên truyền truyền thống mang tính truyền đạt một chiều, hình thức này giúp hai bên tương tác trực tiếp với nhau, hiểu cặn kẽ vấn đề và giải quyết cụ thể từng tình huống. Thông qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Bởi thực tế, không phải người lao động và chủ doanh nghiệp nào cũng nắm và hiểu rõ về các loại chính sách pháp luật. Tìm hiểu pháp luật lao động không chỉ giúp người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình, mà còn thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ khi tham gia quan hệ lao động và hoạt động công đoàn”.

Dưới góc độ là chuyên gia trực tiếp tham gia giải đáp tại các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đánh giá, thời gian qua, báo Lao động Thủ đô đã phối hợp hiệu quả với Bảo hiểm xã hội Thành phố trong việc tuyên truyền về chế độ, chính sách, những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách tới cơ sở và người lao động. Đặc biệt, báo Lao động Thủ đô đã chú trọng truyền thông trực tiếp tới đơn vị, doanh nghiệp có đông công nhân, viên chức, lao động. Các chuyên đề, chủ đề truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khá phong phú, giải đáp được nhu cầu thiết thân từ người tham gia, thụ hưởng chính sách. Từ những vướng mắc trong thực tế mà đơn vị, người lao động đề cập, cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng có thêm thông tin để kịp thời tham mưu điều chỉnh chính sách, góp ý sửa đổi luật, góp phần quản lý chính sách hiệu quả hơn và đưa chính sách vào cuộc sống.

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân
Đồng quan điểm trên, ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội nhận định, đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến là một mô hình tuyên truyền mới, báo Lao động Thủ đô là đơn vị tiên phong thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hình thức giao lưu trực tuyến. Qua 10 năm triển khai, có thể nhận định đây là mô hình hết sức hiệu quả, được sự ghi nhận của tất cả đoàn viên, người lao động, doanh nghiệp và Thành phố. Đây là một kênh tuyên truyền hướng đến hai đối tượng chính: Một là, người quản lý doanh nghiệp, thông qua các cuộc giao lưu họ sẽ nắm được các chính sách, chế độ để thực hiện sao cho đúng. Hai là người lao động, sau mỗi chương trình, họ có thể nắm bắt thêm các quyền lợi của mình và kiến nghị đề xuất tháo gỡ những vướng mắc bản thân gặp phải.
Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân

Cũng theo ông Dưỡng, thông qua các buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, bản thân ông có thể nắm rõ hơn các vấn đề thực tế của người công nhân, biết được ở doanh nghiệp việc thực hiện các chính sách, quyền của người lao động như thế nào, có được đảm bảo không. Từ đó, khi tham mưu cho Liên đoàn Lao động Thành phố, các cơ quan chức năng, cán bộ chính sách sẽ hướng vào những vấn đề, những việc còn vướng ở cơ sở để có những giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ, giải quyết triệt để.

Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân
Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân
Nội dung: Lan Ngọc - Phạm Diệp - Mai Quý
Clip: Nguyễn Công | Đồ họa: Đức Hà
Kỳ 2: Hiểu đúng để nâng cao trách nhiệm công dân
Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới Kỳ 1: Mở lối truyền thông thế hệ mới

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu từng dạy: “Tư tưởng không thông vác bình tông cũng nặng”. Trong thời đại kỷ nguyên số, khi internet ...